Vì sao người bệnh gout cần kiêng ăn?

Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric, khiến tinh thể urat lắng đọng tại các khớp – gây đau, sưng, nóng, đỏ dữ dội, đặc biệt ở khớp ngón chân cái.

Một trong những yếu tố hàng đầu khiến axit uric trong máu tăng cao chính là chế độ ăn uống không hợp lý. Do đó, người bị gout bắt buộc phải kiêng khem nghiêm ngặt để kiểm soát bệnh và tránh tái phát.

Bệnh gout kiêng ăn món gì? – Top nhóm thực phẩm cần tránh

1.  Thịt đỏ và nội tạng động vật

  • Thịt bò, thịt trâu, thịt chó

  • Gan, lòng, tim, thận, óc...

 Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng purin rất cao, khi chuyển hóa sẽ làm tăng mạnh axit uric trong máu – kích hoạt cơn đau gout cấp tính.

2.  Hải sản

  • Cá biển (nhất là cá mòi, cá trích)

  • Tôm, cua, sò, mực...

Dù giàu dinh dưỡng, nhưng nhiều loại hải sản có chứa purin cao và cholesterol, không phù hợp cho người bị gout.

3.  Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào

  • Gà rán, khoai chiên, xúc xích, thịt xông khói…

 Thức ăn nhiều chất béo bão hòa không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn cản trở đào thải axit uric qua thận.

4. Đồ ngọt và nước ngọt có gas

  • Bánh kẹo, nước ngọt, siro, nước tăng lực…

Đường fructose trong nước ngọt làm tăng sản xuất axit uric. Người bệnh gout nên kiêng hoàn toàn loại nước này.

5.  Rượu bia và đồ uống có cồn

  • Bia là “kẻ thù số 1” của người bệnh gout.

 Rượu bia vừa làm tăng sản sinh axit uric, vừa giảm khả năng bài tiết của thận, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

 Người bệnh gout nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tái phát cơn đau gout. Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh gout, giúp giảm axit uric máu và hỗ trợ quá trình phục hồi khớp.

 1. Rau xanh và trái cây ít đường

  • Bí xanh, bí đỏ, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi, dưa leo...

  • Táo, lê, cam, bưởi, cherry, dâu tây...

Tác dụng:

  • Giúp trung hòa axit uric, chống viêm, làm mát cơ thể.

  • Tăng cường chất xơ hỗ trợ đào thải độc tố.

 2. Đạm ít purin

  • Trứng, sữa ít béo, đậu phụ

  • Thịt trắng: thịt gà, thịt vịt (bỏ da), cá đồng (ít mỡ)
    (ăn lượng vừa phải – không quá 150g/ngày)

Tác dụng:

  • Bổ sung đạm cần thiết mà không làm tăng axit uric.

  • Giúp duy trì khối cơ và phục hồi sau đợt viêm khớp.

 3. Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo

  • Sữa tươi, sữa chua, phô mai không đường

Tác dụng:

  • Sữa có thể giúp giảm axit uric máu tự nhiên.

  • Cung cấp canxi và protein lành mạnh cho xương khớp.

4. Tinh bột tốt – ngũ cốc nguyên hạt

  • Yến mạch, gạo lứt, khoai lang, hạt kê, đậu đen, hạt chia…

Tác dụng:

  • Cung cấp năng lượng lành mạnh, hỗ trợ kiểm soát cân nặng – một yếu tố quan trọng trong điều trị gout.

 5. Uống đủ nước (2 – 3 lít/ngày)

  • Ưu tiên nước lọc, nước rau luộc, nước chanh không đường

  • Có thể uống thêm nước dừa, nước atiso, nước râu ngô để hỗ trợ đào thải axit uric qua thận

Lưu ý khi ăn uống:

  • Không nhịn đói hoặc ăn quá nhiều trong 1 bữa
     Gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ gout cấp.

  • Hạn chế muối, đường, dầu mỡ
     Giảm nguy cơ viêm khớp, tăng huyết áp, mỡ máu.

Lời khuyên từ Phòng khám Thầy Pal

“Điều trị bệnh gout không chỉ dựa vào thuốc – mà dựa vào cách bạn ăn uống mỗi ngày. Một chế độ ăn phù hợp chính là ‘liều thuốc tự nhiên’ giúp bệnh thuyên giảm và không tái phát.” “Bệnh gout không chỉ là căn bệnh của ăn uống – mà còn là bài toán về lối sống. 80% bệnh nhân tái phát cơn gout vì chủ quan trong chế độ ăn.”

 KẾT LUẬN

Gout hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu bạn ăn uống đúng cách và điều trị kịp thời. Đừng để một bữa nhậu hay món khoái khẩu khiến bạn phải chịu những cơn đau nhức dữ dội hàng tuần!

Tin Liên Quan