Đau khớp cổ tay là bệnh rất phổ biến và thường xuyên xảy ra trong xã hội hiện nay, đa số nguyên nhân đến từ những rủi ro, sơ xuất trong quá trình vận động, chơi thể thao, lao động, làm việc, … Triệu chứng để lại sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến khả năng sinh hoạt, vận động hàng, thậm chí có thể dẫn đến tê liệt vì bị chèn ép dây thần kinh.Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để giải quyết các triệu chứng, phục hồi lại các chức năng cho người bệnh. Để đạt được hiệu quả cao chúng ta cần biết rõ về bệnh, để biết rõ về bệnh thì hãy cùng Phòng khám thầy Pal tìm hiểu.


 1. Đau cổ tay là gì?

   Đau cổ tay, đau cơ cổ tay, khớp cổ tay có thể phát sinh từ phần khớp, cơ mềm xung quanh khớp: bao gân, gân, túi thanh dịch, dây chằng, dây thần kinh. Nếu người bệnh chủ quan, tự mua thuốc về uống có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Đau cổ tay cũng có thể là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh khác nhau, tuyệt đối không được chủ quan. Để việc điều trị và chuẩn đoán chính xác nhất, hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn phòng khám thầy Pal để được hỗ trợ kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, không để lại biến chứng sau này.

2. Triệu chứng đau khớp cổ tay

   + Đau nhức khớp về đêm: Những cơn đau xuất hiện vào buổi tối, đêm kéo dài đến sáng sớm. Cơn đau tái phát dữ dội hơn khi người bệnh đi ngủ, do các đầu xương trực tiếp tỳ vào nhau. Trường hợp nặng, người bệnh có thể đau đến mức mất ngủ khi phần sụn khớp bị tổn thương nhiều.

   + Tình trạng cứng khớp: Đi kèm với các cơn đau ở khớp, cổ tay là tình trạng cứng khớp. Người bệnh sờ vào thấy khớp bị cứng nhưng không có dấu hiệu, biểu hiện sưng. Việc thực hiện các động tác co duỗi cơ cổ tay, bàn tay, xoay, nắm, cầm gặp khó khăn.

   + Nóng và đỏ các vùng da xung quanh: Tình trạng các vùng da xung quanh cổ tay nóng lên, có màu hồng nhạt hoặc đỏ thường kèm theo các cơn đau nhức khớp cổ tay. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng, dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm da.

   + Những triệu chứng phụ: Đau khớp cổ tay nhưng không sưng cũng có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể đổ mồ hôi, tê bì bàn tay, đốt ngón tay, suy nhược, cơ thể mệt mỏi …


   Các triệu chứng đi kèm đau khớp cổ tay

- Cứng khớp ở cổ tay và lan xuống các ngón tay.

- Khó cầm nắm đồ vật, nhất là vật nặng hoặc quá nhỏ và mỏng.

- Phát ra âm thanh giữa các khớp khi cử động cổ tay.

- Các ngón tay tê, ngứa và mất dần cảm giác.

- Gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản.

3. Hội chứng ống cổ tay

- Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp trong giới văn phòng, những công việc phải sử dụng máy tính nhiều, người chơi thể thao như: cầu lông, tennis, golf… Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ bị đau cổ tay, đau vai, đau ở vùng khuỷu tay. Các cơn đau, tê bì hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn có thể đến từ sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.

- Chấn thương: Khi bị chấn thương do tác động bên ngoài ở vùng cổ tay, bàn tay, các cơ có khả năng bị tổn thương và sưng gây đau, nhức.

- Thoái khớp: Hiện tượng cổ tay sẽ dần mất cảm giác nặng sau một khoảng thời gian bị phù nề. Dây chằng không còn đàn hồi. Da dần bị khô và có hiện tượng bong tróc, nứt nẻ nặng. Cổ tay khó cử động như bình thường được.

- Rối loạn chuyển hóa: Nguyên nhân quan trọng nhất là bệnh nhân mắc bệnh Gout lâu năm. Nếu không được chữa trị kịp thời và đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng tới khớp sụn cổ tay. Cơn đau sẽ nhanh chóng kéo đến và bị ê buột trong thời gian dài. Không thể hoạt động như bình thường được.


4. Các biến chứng nếu không điều trị

   - Cổ tay có cấu trúc tương đối phức tạp, đồng thời hệ thống gân, dây chằng và các mô tương đối mỏng, do đó rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, cổ tay gần như hoạt động suốt cả ngày với bất cứ hoạt động nào, điều này có thể dẫn đến quá tải và khiến cổ tay bị đau, gây cảm giác khó chịu lâu ngày không khỏi. Đau cổ tay lâu này không khỏi cần được điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ và lên kế hoạch vận động để tránh các rủ ro khác.

5. Phác đồ điều trị đau khớp cổ tay bằng phương pháp thầy Pal

   Đến với Phòng khám thầy Pal, người bệnh sẽ được khám để xác định vùng bệnh và sự bất thường của các đốt sống để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của bệnh lý.

Trước khi bắt đầu điều trị người bệnh sẽ được nằm úp thoải mái.

Sau đó, kỹ thuật viên sẽ thực hiện các bước cơ bản trong điều trị cột sống cổ.

   1)    Làm mềm cơ từ vùng cổ tới vùng ngực.

   2)    Tách – nhả những điểm cơ co rút trên cổ, bả vai, đoạn gù lưng.

   3)    Bẻ ( Phương pháp độc quyền thầy Pal).

   4)    Chỉnh các đốt lệch, mở khe các tầng hẹp, bẻ lưng.

Cho bệnh nhân ở tư thế ngồi và tiếp tục thực hiện các bước chỉnh:

   1)    Kéo các khớp tay, khủy tay, khớp vai.

   2)    Chỉnh lại các khớp có liên quan : C1 , C2 , C3 , C4 , C5 , C6.

Cho bệnh nhân đau cổ tay nằm tư thế ngửa và thực hiện các tư thế:

   Kéo cổ nhẹ, bẻ cổ.

   Cho bệnh  nhân nằm xấp để chỉnh lại đốt C3 (cổ tay).

   Đi máy trên vùng điều trị (10 phút).

   Châm cứu vùng điều trị (tùy trường hợp nặng nhẹ thực hiện trong 15 phút).

   Đắp cao tùy vùng điều trị (15 – 20 phút).

   Nằm gối (15 phút đối với đắp cao, 10 phút sau khi châm cứu).


 

   Đau khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi. Địa điểm điều trị đau cổ tay ngày càng nhiều. Nhưng Phương pháp thầy Pal là phương pháp độc quyền và phác đồ điều trị thầy Pal là phương pháp điều trị tận gốc đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay. Đến với Phương pháp thầy Pal người bệnh sẽ được điều trị tận tâm, tận lực để dứt điểm cơn đau sớm nhất.