Gai gót chân là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bệnh gai gót chân.

   Gai gót chân có triệu chứng chính là đau ở một hoặc cả hai chân và vị trí đau có thể là bất kì vị trí nào ở mặt dưới bàn chân. Cơn đau thường kéo đến khi bước những bước đầu tiên khi thức dậy hoặc sau một thời gian dài không vận động, ngồi im tại một chỗ,...Đôi khi cơn đau thậm chí khiến bạn phải đi khập khiễng. 

 

Gai gót chân gây khó di chuyển


   Gai gót chân là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm cân gan bàn chân, là tình trạng vùng mặt dưới của xương gót bị thoái hóa. Bởi đây là khu vực chịu áp lực nhiều nhất khi chúng ta chạy nhay hay vận động. Triệu chứng của gai gót chân bắt đầu bằng những cơn đau nhức dưới gót bàn chân và từ từ phát triển nên các gai chân. Vì vậy, nếu nhận biết được sớm các dấu hiệu của gai gót chân và có phương pháp ăn uống, vật lý trị liệu gai gót chân hiệu quả, bệnh nhân hoàn toàn không cần phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. 

Hình ảnh gai xương gót chân

   Đối với những người trưởng thành có thói quen vận động chân, thể chất thường xuyên thì có đến hơn 80% trong đó bị mắc phải bệnh gai gót chân. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của bệnh gai gót chân trong cuộc sống hiện nay nhưng không phải ai trong số này đều có sự hiểu biết về nó. Vì vậy chúng ta cần phải có sự hiểu biết về căn bệnh gai gót chân này: dấu hiệu của gai gót chân, cách trị gai gót chân, gai gót chân nên kiêng ăn gì,... Bài viết dưới đây, Phòng khám thầy Pal sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin trên.

1. Gai gót chân là gì?

 

Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho thấy phần gai xương nhô ra ở mặt dưới gót chân.

   Gai gót chân thực chất là bệnh lý gây ra bởi viêm cân gan chân. Cân gan bàn chân là một nhóm mô có công dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân. Lớp gân này thường xuyên chịu nhiều áp lực do hoạt động di chuyển chạy nhảy của chúng ta hằng ngày và dẫn tới triệu chứng viêm đau. Theo thời gian, phần gân này sẽ trở nên suy yếu dần, hình thành nên các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của gót chân.

2. Nguyên nhân gây gai gót chân

   Nguyên nhân chính của bệnh gai gót chân là gai nhọn mọc ở xương gót chân do hiện tượng căng cơ, chèn ép dây chằng xảy ra khi vận động, đi bộ thường xuyên trên địa hình cứng gây viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân. 

   Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể sẽ tự động hình thành một cơ chế phản vệ bằng cách hoạt động mạnh các tổ chức canxi, từ đó tạo ra các gai xương nhọn ở vùng xương gót chân. 

   Những yếu tố khác thúc đẩy phát triển bệnh gai gót chân bao gồm:

  • Người thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên bàn chân và gan bàn chân
  • Dây chằng và cơ bàn chân bị chèn ép do thường xuyên sử dụng giày cao gót, không sử dụng miếng đệm lót chân hay mang giày dép quá chật.
  • Ảnh hưởng từ các chấn thương ở bị trí gót chân như rách, bầm gót chân;
  • Các ảnh hưởng từ bệnh khác như: viêm gân gót Achilles, bệnh gout, bệnh lupus ban đỏ, bệnh lý bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân,...


3. Dấu hiệu nhận biết gai gót chân. 

   Triệu chứng của gai gót chân thường xuất hiện bao gồm:

  • Biện nhân sẽ có triệu chứng đau nhức ở khắp mặt dưới của gót chân, đặc biệt ở vị trí cách gót chân 4cm về phía trước.

 

Vị trí đau gót chân

  • Cơn đau sẽ lập tức xuất hiện khi vận động mạnh đột ngột, nhanh, đi lại nhiều như khi vận động viên đạp chân mạnh để lấy đà chạy, hoặc khi đứng lâu và mang giày không phù hợp
  • Đau gai gót chân thường nặng nhất khi vừa thức dậy vào buổi sáng và bước chân xuống đi những bước đầu tiên. Bệnh nhân sẽ thấy đau nhức, khó khăn trong di chuyển và sau khi đi lại một khoảng thời gian thì cơn đau sẽ giảm dần. 
  • Khi dùng tay đè ấn quanh gót chân hoặc đứng bằng gót chân sẽ gây đau nhức

4. Biến chứng của bệnh

   Giai đoạn đầu của bệnh gai gót chân, gai xương ở gót chân mới phát triển còn nhỏ chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, không gây đau và có thể chữa gai gót chân bằng thuốc. Nếu không phát hiện được triệu chứng gai gót chân, trong nhiều năm quá trình vôi hóa, canxi bị lắng đọng ở gót chân sẽ làm gai xương phát triển ngày càng to gây ra những cơn đau dữ dội. 

   Từ đó việc điều trị gai gót chân trở nên khó khăn hơn và tạo ra nhiều biến chứng:

  • Gai xương phát triển mạnh gây viêm chân, trực tiếp gây suy giảm chức năng của bộ phận này. Do vậy người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động đi đứng, chạy nhảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

 

Các gai xương có thể gây đau đớn trong hoạt động đi đứng

  • Thay đổi dáng đi. Những bộ phận như mắt cá, khớp gối, thắt lưng,...là những bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ cơ thể cũng dễ bị tổn thương. 

5. Gai gót chân kiêng ăn gì và cách chữa gai gót chân. 

   5.1. Chế độ ăn uống

   Để hiệu quả điều trị bệnh gai gót chân được tốt nhất thì riêng chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn. Gai gót chân cần kiêng ăn một số thực không phù hợp, được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân gai gót chân như:

  • Thịt đỏ: Thịt chó, dê, lợn, bò,... khi đi vào cơ thể sẽ khiến sẽ rất khó tiêu hóa và chứa nhiều đạm làm gia tăng các cơn đau nhức dẫn đến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Từ đó khiến cho vùng gai gót chân của bạn càng bị tê nhức và đau nhói dữ dội.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Cơ thể tiêu thụ đường muối sẽ làm những tế bào viêm phát triển, gây đau đớn lên khu vực xương khớp bị thương tổn.
  • Thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ: Một trong những nguyên nhân gai gót chân là do bệnh béo phì làm tăng áp lực bên gót bàn chân. Khi dùng quá nhiều thực phẩm có chất béo sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol  trong máu tăng cao, khiến cho tình trạng viêm bàn chân nặng nề hơn, không hề tốt cho tình trạng của người bệnh gai gót chân. 
  • Thực phẩm chứa Gluten: Lúa mì, bắp, lúa mạch...là những thực phẩm chứa lượng gluten khá lớn. Nếu không muốn tình trạng sưng viêm và đau nhức xảy ra trầm trọng hơn thì bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm chứa chất phụ gia: Các loại nước ngọt có gas, thực phẩm có nhiều đường hóa học,.. vì những chất ngày sẽ gia tăng sự phát triển của gai xương gót chân. 

   5.2 Cách chữa gai gót chân

      5.2.1 Dùng thuốc

   Cách điều trị gai gót chân ở giai đoạn đầu có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như  Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Acetaminophen,... …để giảm đau, kháng viêm tạm thời.

   Lưu ý: Khi dùng thuốc giảm đau, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định hoặc lạm dụng thuốc quá liều lượng. Vì điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hư gan thận, đau dạ dày,...

      5.2.2. Phẫu thuật

   Các trường hợp gai gót chân thường thấy ở tình trạng nhẹ thì không cần thiết phải phẫu thuật.

   Khi điều trị bảo tồn không cải thiện được triệu chứng gai gót chân hoặc khi trường hợp bệnh chuyển nặng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai xương gót chân. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, tuy vậy, đây là phương pháp tiềm ẩn một số rủi ro và để lại biến chứng như tê vùng vĩnh viễn, đau dây thần kinh, nhiễm trùng và sẹo,...

   Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, nâng cao bàn chân… để nhanh chóng khôi phục lại khả năng vận động.


PHÒNG KHÁM THẦY PAl
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
☎️ Hotline: 09 878 878 91

Tin Liên Quan