Bệnh loãng xương là một căn bệnh của xương, khiến chúng trở nên mỏng và dễ gãy. Bệnh này phổ biến ở người trung niên và người già, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người trẻ. Tình trạng loãng xương có thể được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

   Loãng xương thường diễn biến âm thầm nhưng hậu quả thì rất nặng nề. Bệnh thường sẽ  phát hiện ở mức độ nặng khi đã có đầy đủ các triệu chứng. Thế nhưng không phải ai cũng am hiểu loãng xương là gì và làm sao để phòng tránh khỏi căn bệnh này. Cùng Phòng khám Thầy Pal tìm hiểu thêm chi tiết về căn bệnh này nhé !


 1 . Bệnh loãng xương là gì ?

   - Bệnh loãng xương là một tình trạng xương mềm dẻo, mỏng hơn và dễ bị gãy hơn so với bình thường. Bệnh này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng chất xương mới để thay thế cho chất xương cũ bị hấp thụ. Bệnh loãng xương có thể xảy ra ở người mọi lứa tuổi, nhưng thường là ở người trung niên và người già.


   - Loãng xương được hiểu là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương, thường dẫn đến tăng nguy cơ nứt xương và nặng hơn là gãy xương. Gãy xương do loãng xương gây ra thường hay gặp ở xương cổ tay, xương sống và xương đùi, … do rất khó lành, nên bệnh dễ chuyển biến phức tạp. Thông thường bệnh xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt các vi chất quan trọng trong cơ thể như vitamin D, canxi, magie…

   - Theo thống kê có hơn 95% bệnh loãng xương ở phụ nữ và ở nam giới cũng lên tới 80% là nguyên phát, do đó không có nguyên nhân tiềm ẩn nào khác. Đa số các trường hợp xảy ra ở phụ nữ là sau quá trình tiền mãn kinh và còn ở nam giới là do lớn tuổi.

2 . Các nguyên nhân gây ra bệnh ?

   Nguyên nhân của bệnh loãng xương là do cơ thể không sản xuất đủ lượng chất xương mới để thay thế cho chất xương cũ bị hấp thụ. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương bao gồm tuổi tác, giới tính nữ, gia đình có tiền sử bệnh loãng xương, thiếu vitamin D và canxi, ít vận động và một số bệnh lý khác.

   Để điều trị bệnh loãng xương, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc đã được chẩn đoán với bệnh này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.

- Do cơ thể ít vận động hoặc người bị bất động kéo dài gây ra tình trạng mất xương.

- Hay do thiếu hụt can xi, vitamin D, phốt pho hay magiê cũng dẫn tới loãng xương.

- Ngoài ra thì hút thuốc và uống rượu cũng ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xương.

- Một số trường hợp do gia đình có tiền sử bệnh loãng xương cũng làm gia tăng nguy cơ.

- Bệnh nhân đã từng bị gãy ở một bên xương do quá trình loãng xương gây ra sẽ có nguy cơ cao bị gãy các xương khác có các biểu hiện lâm sàng và gây ra lún thân đốt sống mà không có triệu chứng.

- Loãng xương sau thời kì mãn kinh chủ yếu là do mất chất khoáng ở xương lốp, lún đốt sống hay gãy xương Pouteau-colles. Nguyên nhân là do giảm nội tiết tố estrogen, giảm tiết hormone tuyến cận giáp trạng.

- Loãng xương do tuổi già tổn thương chủ yếu là mất chất kháng toàn thân, thường gây ra gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân chủ yếu do giảm chức năng tạo cốt bào, giảm hấp thụ canxi …

- Thường xuyên mang vác các đồ vận nặng, quá trình lao động vất vả.

- Dù loãng xương hay bệnh lý xương khác thường xảy ra ở người trung niên và người già, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người trẻ. Những người có nguy cơ mắc bệnh bao gồm những người có chế độ ăn uống kém, ít vận động, tiêu hóa kém hoặc bị thiếu vitamin D.

3 . Triệu chứng của bệnh loãng xương

- Dấu hiệu của bệnh loãng xương thường không rõ ràng cho đến khi xương đã trở nên rất mỏng và dễ bị gãy. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể bao gồm đau nhức xương khớp, đau lưng, dễ mỏi cổ vai gáy, khó khăn trong việc đứng thẳng, dễ bị gãy xương, và cảm giác đau khi chạm vào vùng xương. Nếu bạn có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán.

- Thông thường các bệnh nhân khi mắc căn bệnh này thường không có triệu chứng để nhận biết cho tới khi xương trở nên yếu đi và có thể bị gãy xương ví dụ như bị trẹo chân, bị va đập hay bị té ngã …

- Người bị bệnh thường khó gập người hay xoay người, vì khi đó các cơ xương đâu mang lại cảm giác đau.

- Ở những người trung niên hoặc người lớn tuổi thì bệnh loãng xương sẽ đi kèm các bệnh về huyết áp, hay thoái hóa khớp và có thể bị giãn tính mạch.

- Ngoài ra thì còn gây ra hiện tượng đau lưng cấp, đau ở cột sống, còng lưng, cong vẹo cột sống hay chiều cao bị giảm do mật độ xương bị giảm, lún cột sống, những cơn đau sẽ trở nặng khi vận động mạnh và bất ngờ …


- Tải trọng bất thường trên các cơ cạnh cột sống và dây chằng sẽ gây đau nhức thắt lưng mãn tính.

- Cơn đau kéo dài bệnh nhân có thể bị khó thở do giảm thể tích lồng ngực hoặc no sớm do ổ bụng bị chèn ép.

4. Những biểu hiện gây nguy hiểm của bệnh loãng xương nếu không được điều trị

- Bệnh loãng xương là căn bệnh diễn ra âm thầm nhưng lại mang hiệu quả vô cùng nặng nề, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đứt điểm thì sẽ gây ra những hiệu quả khó lường như:

+ Hậu quả lớn nhất của bệnh là gây ra hiện tượng rạn nứt xương , gãy xương.

+ Khi bị bệnh loãng xương người bệnh chỉ cần bị va chạm nhẹ cũng khiến xương bị tổn thương nghiêm trọng.

+ Các vùng xương sẽ chịu nhiều tác động nhất là xương cột sống thắt lưng , xương đùi , xương chậu, xương đùi hay xương cẳng chân ...

+ Gây hạn chế cho việc đi lại , khó di chuyển.


+ Giảm tuổi thọ , làm tăng gánh nặng về chi phí.

+ Ngoài ra khi mắc bệnh loãng xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp và tim mạnh.

5. Cách điều trị bệnh loãng xương

   Có nhiều phương pháp điều trị bệnh loãng xương, bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục, thuốc và các phương pháp gia tăng độ dày xương.

   Chế độ ăn uống và tập thể dục.

   Chế độ ăn uống và tập thể dục là hai yếu tố quan trọng giúp tăng độ dày xương. Bạn nên ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D và khoáng chất như sữa, phô mai và rau xanh như cải bó xôi, rau muống... Ngoài ra, bạn cũng cần tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh. Tập thể dục bao gồm chạy bộ, tập yoga và các bài tập khác nhẹ nhàng như đi bộ.


   Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương, bao gồm bisphosphonates, hormone tăng trưởng, calcitonin và raloxifene. Những loại thuốc này có thể giúp tăng độ dày xương và giảm nguy cơ gãy xương.

   Phương pháp gia tăng độ dày xương.

   Một số phương pháp khác để gia tăng độ dày xương bao gồm phẫu thuật ghép xương, xung điện kích thích xương, và lấy tế bào gốc. Những phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp nghiêm trọng của bệnh loãng xương.

Tin Liên Quan