Đau nhức cánh tay là triệu chứng thường hay gặp phải trong những hoạt động hàng ngày, có thể để lại nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chữa đau nhức cánh tay, mỏi cơ tay an toàn và hiệu quả nhất.

1. Nhận biết các triệu chứng đau cánh tay:

   Các tình trạng đau nhức và căng cứng cơ, khớp ở tất cả các vị trí trên cánh tay như vai, cổ tay hay khuỷu tay,… đều được xem là đau cánh tay. Đi kèm thêm các triệu chứng khác gồm:

- Cánh tay có dấu hiệu sưng đỏ, bầm và có tình trạng cứng đơ.

- Sưng hạch bạch huyết ở dưới tay.

- Đau nhức âm ỉ hoặc có khi bùng phát dữ dội ở vùng vai gáy.

- Cơn đau có thể lan tỏa xuống hai cánh tay, gây tình trạng đỏ, sưng tấy và bị đau vùng dưới cánh tay…

- Cử động cổ, vai gặp khó khăn.

- Đau nhức tay khi làm việc quá sức, trầm trọng hơn là cảm giác tê buốt ngón tay.

- Xuất hiện biểu hiện chóng mặt, cầm nắm đồ vật không chắc do dây thần kinh bị chèn ép.

- Chức năng của cánh tay bị suy giảm, hạn chế khả năng vận động.

   Thực tế, các triệu chứng đau nhức cánh tay ở mỗi người thường không giống nhau. Chúng có thể đột ngột phát sinh rồi biến mất hoặc kéo dài và trở nên nghiêm trọng theo từng ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

   Nếu đau nhức cánh tay là do va chạm nhẹ hoặc tập luyện, vận động quá mức có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với cơn đau tay trái hay phải xuất hiện bất ngờ và không có nguyên nhân rõ ràng thì rất có thể là mầm mống của các bệnh lý nguy hiểm. Phương pháp tốt nhất cho người bệnh là nên đến bệnh viện thăm khám để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

2. Đau nhức cánh tay trái, phải là dấu hiệu của bệnh gì?

   Khi có những biểu hiện lạ trên cơ thể dù là nhức cánh tay hay đau cơ tay ai cũng thường băn khoăn, lo lắng rằng những triệu chứng này có nguy hiểm không? Không biết đau nhức cánh tay phải là bệnh gì? Hay đau mỏi cơ cánh tay trái là do bệnh nào gây ra? Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi các triệu chứng và liên hệ với bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác và được chữa trị kịp thời.

   Đau nhức cánh tay là triệu chứng của nhiều bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Trong đó ba nguyên nhân gây đau phổ biến nhất được xác định là vận động quá mức, các chấn thương và bệnh lý về xương khớp.

   Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau nhức hai bên tay đều phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và thời điểm được chữa trị. Dưới đây là các bệnh lý, vấn đề khiến hai tay của bạn bị đau mỏi.

   Viêm khớp dạng thấp:

   Tình trạng đau cánh tay trái, phải có thể xuất hiện khi bạn bị viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng rối loạn tự miễn là tác nhân và làm ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể một cách nghiêm trọng. Các triệu chứng viêm khớp xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay và các khớp ngón tay.

   Đối với những người đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cơ thể sẽ bị rối loạn dẫn đến sản sinh ra hàng loạt kháng nguyên. Các kháng nguyên này sẽ tích cực tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh. Điều này có thể gây ra tình trạng đau và viêm khớp.

   Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ gặp phải những nhiều biểu hiện khó chịu sau:

- Cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, uể oải.

- Khớp nóng hoặc ấm.

- Cứng khớp.

- Sốt nhẹ.

- Sưng khớp.

   Chấn thương chóp xoay vai:

   Chóp xoay vai (rotator cuff) là một nhóm cơ có nhiệm vụ cố định xương cánh tay ở khớp vai và hỗ trợ hoạt động bình thường của cánh tay và vai.

   Sử dụng quá mức chức năng của khớp vai hoặc vận động sai khớp vai có thể gây chấn thương vòng bít (căng, rách cơ ...) và các bộ phận khác của vai, dẫn đến đau âm ỉ. Đồng thời, sức lực của cánh tay cũng sẽ có dấu hiệu yếu đi rõ rệt.

   Gãy xương:

   Việc va chạm mạnh do tai nạn hoặc chấn thương khi chơi thể thao đều có thể gây nguy cơ gãy xương cánh tay. Khi đó, ngoài tình trạng đau nhức dữ dội, người bệnh còn có những triệu chứng đặc trưng như:

- Cánh tay sưng đỏ.

- Dấu hiệu bầm tím xuất hiện ngay tại vị trí xương gãy.

- Vị trí gãy xương có thể bị biến dạng.

- Mất khả năng cử động cánh tay.

   Một số bệnh nhân còn nói rằng họ thậm chí có thể nghe thấy âm thanh của xương gãy.

   Hội chứng ống cổ tay:

   Là bệnh liên quan đến dây thần kinh vùng cánh tay, mô tả tình trạng dây thần kinh vùng cánh tay bị tổn thương do chèn ép, va đập mạnh gây đau khớp cổ tay và cánh tay, kèm theo tê bì, ngứa, nóng ran.

   Vấn đề tim mạch:

   Mặc dù không phổ biến nhưng cơn đau tim có thể gây ra cảm giác đau vai gáy. Sau đó lan rộng dẫn đến đau cánh tay phải, trái. Cơn đau tim sẽ phát sinh khi mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến quá trình tuần hoàn máu bị cản trở. Từ đó cung cấp không đủ lượng máu cần thiết cho tim. Ngoài ra, vì lượng oxy không đủ nên có thể khiến chết dần các tế bào tim.

   Khi bị đau tim, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

- Chóng mặt nghiêm trọng.

- Đau nhức ở một cánh tay hoặc ở cả hai bên cánh tay.

- Buồn nôn đi kèm với khó thở.

- Đau ngực.

- Đổ mồ hôi lạnh.

   Nếu nó tái phát, một cơn đau tim có thể khiến bạn tử vong. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện trên, bạn cần gọi ngay xe cấp cứu để được xử lý kịp thời.

   Bong gân:

   Bong gân là một loại chấn thương rất phổ biến. Loại chấn thương này có thể xảy ra khi cổ tay của bạn chịu nhiều áp lực hoặc kéo giãn quá mức. Điều này có thể khiến dây chằng bị đứt hoặc rách.

   Bạn sẽ nhận thấy cơ thể và cánh tay xuất hiện những triệu chứng khó chịu sau:

- Bầm tím.

- Sưng.

- Cánh tay bị đau nhức.

- Yếu cơ.

- Co thắt cơ bắp.

   Nếu bạn bị bong gân nhẹ, bạn có thể cải thiện nó bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu dây chằng của bạn bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị rách hoàn toàn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

   Viêm gân:

   Viêm gân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tay phải và tay trái. Nguyên nhân này xảy ra khi gân bên phải của cánh tay hoặc vai bị viêm.

   Gân là dải mô kết nối xương và cơ. Do đó, khi cơ quan này bị viêm hoặc tổn thương, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức xương và yếu cơ.

   Thoái hóa đốt sống cổ:

   Nếu như bạn có cảm giác đau mỏi vai gáy, sau đó đau bả vai lan xuống cánh tay có thể là triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

   Khi cơn đau kéo dài có thể lây lan lên đầu gây đau nhức vùng trán, vùng chẩm. Đau từ sau cổ gáy lan dần xuống bả vai và một bên cánh tay hoặc là cả hai bên. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể kèm theo rối loạn cảm giác ở tay gây tê bì tay, cơ cánh tay yếu dần.

   Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

   Đây là tình trạng đĩa đệm bị phồng, thoát vị, thậm chí bị rách khiến nhân nhầy lồi ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức. Cơn đau tương tự như bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói trên. Nếu thấy các cơn đau nhức dữ dội, mỏi vai, gáy, cánh tay, kèm theo tê, cứng cơ, khó cử động thì cần đi khám ngay để chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm. Chậm trễ điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống và thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

   Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám khi bạn bị đau nhức cánh tay trái hoặc phải do bệnh lý, vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Đặc biệt như: viêm khớp dạng thấp, gãy xương, đau tim và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tim mạch.

4. Cách chữa trị đau nhức cánh tay hiệu quả, không phẫu thuật

   Phương pháp chữa đau nhức cánh tay trái hay phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ đau và các triệu chứng khác, cũng như mức độ bệnh lý. Vì vậy, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Điều này cho phép chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp.

   Ngoài đau cánh tay do bệnh tim gây ra cần được chăm sóc y tế ngay lập tức thì còn có nhiều phương pháp điều trị không xâm lấn có thể giúp giảm thiểu cơn đau trước khi gặp bác sĩ. Các giải pháp có thể gồm:

   Sử dụng thuốc giảm đau

   Đối với những trường hợp đau cánh tay gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc để cải thiện cơn đau. 

   Một số loại thuốc thường được kê đơn: như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, aspirin hay ibuprofen,… có thể giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời. Điều này có nghĩa là cơn đau có thể tái phát bất cứ lúc nào. 

   Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên quá phụ thuộc vào thuốc, cần dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Uống thuốc giảm đau trong thời gian dài hoặc không đúng liều lượng có thể gây tổn thương dạ dày, gan, thận, để lại nhiều hậu quả phức tạp.

   Phương pháp sơ cứu RICE

   Theo nhận xét từ nhiều chuyên gia, sơ cứu đúng cách có thể giúp góp phần hiệu quả trong việc điều trị chấn thương. Trong đó, phương pháp RICE được đánh giá là lựa chọn hàng đầu chỉ với 4 bước đơn giản như sau:

- Nghỉ ngơi và thư giãn cánh tay bị đau, và hạn chế cử động càng nhiều càng tốt. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau và tạo tinh thần thoải mái. Vì khi bạn nghỉ ngơi, khớp và các cơ quan xung quanh có thời gian để phục hồi. Từ đó giúp khôi phục khả năng vận động.

- Chườm đá lên vùng tổn thương là cách chữa đau cổ tay cũng như giảm đau nhức cánh tay hiệu quả, làm thuyên giảm tình trạng sưng tấy đang xảy ra ở các khớp.

- Băng bó vùng chấn thương giúp cố định cánh tay bị đau, cùng với hỗ trợ giảm thiểu sưng tấy và hạn chế các cử động cánh tay. Từ đó làm giảm áp lực lên những vị trí bị đau, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định khớp bị đau nhức.

- Đặt cánh tay đau nhức ở vị trí cao hơn tim nhằm tăng khả năng lưu thông máu, giúp giảm đau cũng như sưng viêm.

   Vật lý trị liệu

   Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bảo tồn, có tác dụng giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi các chức năng của cơ thể. Hiện nay, có nhiều phương pháp vật lý trị liệu như tập luyện phục hồi chức năng, điều trị bằng sóng xung kích, tăng thân nhiệt hay triệu liệu bằng ánh sáng, nước,… Để đạt được hiệu quả phục hồi chức năng tốt, người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.

   Cần tránh việc tự ý tập luyện tại nhà không theo liệu trình vật lý trị liệu nào rõ ràng vì có thể vô tình khiến tình trạng đau nhức cánh tay trở nên nghiêm trọng hơn gây tổn thương cho hệ xương khớp.

   Trị liệu thần kinh cột sống

   Ngày nay, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp không xâm lấn để điều trị đau vai gáy lan xuống cánh tay. Trong đó, nổi bật nhất là phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đã được Phòng khám Thầy Pal ứng dụng thành công trong nhiều năm qua. Nếu tình trạng đau nhức cánh tay xuất phát từ bệnh thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay, trật khớp… thì liệu pháp Trị liệu thần kinh cột sống sẽ là giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng này.

   Với kỹ thuật bằng tay, bác sĩ nắn chỉnh cột sống cổ bị lệch về vị trí ban đầu và giải phóng áp lực thần kinh, từ đó giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. 

   Bác sĩ cũng sẽ chỉ định các bài tập vật lý trị liệu tùy theo tình trạng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS, laser, máy giảm áp cột sống cổ, thiết bị tập phục hồi chức năng, sóng xung kích Shockwave giúp tái tạo sụn bị tổn thương và phục hồi khả năng vận động.

   Đau nhức cánh tay có thể là hệ quả của nhiều tác nhân khác nhau. Đối với trường hợp đau do các bệnh lý về xương khớp, phòng khám Thầy Pal có thể đem lại những giải pháp điều trị an toàn và hữu hiệu cho người bệnh, giúp sức khỏe họ mau chóng cải thiện và trở về cuộc sống thường ngày.

Tin Liên Quan