Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng gây đau nhức, kèm theo các hạn chế vận động lúc quay cổ hoặc quay đầu. Đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng cổ vai gáy.

   Trong cuộc sống hiện tại mỗi con người từ trẻ tới già không thể tránh khỏi việc nhức mỏi vai gáy. Những cơn đau vai gáy ở vùng cổ và vùng vai làm cho ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đặc biệt hơn hết làm cho ta cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Nếu bạn biết đến phương pháp nắn chỉnh cột sống không xâm lấn, không phẫu thuật, không dùng thuốc thì sự lo sợ của bạn sẽ không còn nữa. Hãy cùng Phòng khám Thầy Pal tìm hiểu về gốc rễ của nguyên nhân đau vai gáy, cách điều trị  đau vai gáy “đánh bay” bệnh đau vai gáy “siêu tiết kiệm, ít rủi ro” nhưng không kém phần hiệu quả.


   1. Bệnh đau vai gáy là gì?

   Đau vai gáy là tình trạng co cứng cơ vùng vai, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay trở cổ hoặc quay đầu. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau cổ vai gáy cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ,… gây chèn ép rễ thần kinh cột sống. Thoái quen thông thường hiện nay, người bệnh đau vai gáy đều sử dụng thuốc giảm đau để cắt đứt cơn đau kịp thời, nhanh chóng. Nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến bác sĩ trong tình trạng bị viêm loét dạ dày, thậm chí lờn thuốc khi sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều lần trong tháng.

   2. Triệu chứng đau vai gáy thường gặp:

   Các cơn đau mỏi vai gáy dựa trên nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

• Triệu chứng đau vai gáy với những cơn đau xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu  một tư thế, cúi cổ xuống quá nhiều.

• Mức độ đau vai gáy sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi. Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm .


• Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau và lệch đốt sống, căng cơ vùng vai lâu ngày dẫn đến tê lan xuống cánh tay, cổ tay và ra các ngón tay.

• Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt gây rối loạn tiền đình

   3. Những nguyên nhân đau vai gáy thường gặp

• Nguyên nhân đau vai gáy do hoạt động sai tư thế: Ngồi cong lưng trong thời gian dài, ngủ gục xuống bàn, cúi cổ chơi điện thoại thời gian dài… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, lưu thông chậm lên vùng đầu dẫn đến đau mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ,...

• Nguyên nhân đau vai gáy do tính chất công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các cơ vùng cổ, vai bị chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng nên dễ bị đau mỏ, tê cánh tay.

• Nguyên nhân đau vai gáy do chấn thương: Chấn thương vùng cổ vai gáy có thể làm tổn thương dây chằng, đốt sống cổ… Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy, vận động tay khó khăn hơn.

• Nguyên nhân đau vai gáy do tuổi tác: Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn với độ tuổi (40 trở lên) càng chú ý về vấn đề xương khớp và cẩn thận trong lúc đi lại.

• Nguyên nhân đau vai gáy do viêm bao khớp vai: Bị bệnh này, người bệnh sẽ thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc đau lúc nửa đêm, nhất là khi nằm nghiêng. Nhiều trường hợp người bệnh còn không thể vòng tay ra sau, không với tay lấy được đồ trên cao hoặc đau khi chải đầu.

• Nguyên nhân đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ: Khi bị bệnh này, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy, gây đau nhức, mỏi. Người bệnh thường cảm thấy đau, cứng cổ mỗi khi ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc nhất là người trung niên (trên 40 tuổi).

   Chính vì vậy, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Chính vì thế là tỉ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về đau vai gáy sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi.

   4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau vai gáy:

Ngoài việc gây hạn chế vận động,  nhiều người bệnh còn lo lắng đau vai gáy có nguy hiểm không, có bị ảnh hưởng đến sức khỏe mình không ?

Cơn đau vai gáy có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, gây cảm giác tê bì, châm chích, kiến bò, rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chưa kể, trong nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu não, rối loạn cảm giác tứ chi, đau rễ thần kinh thực vật, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai tay.

   5. Phác đồ điều trị đau vai gáy bằng phương pháp thầy Pal

Đến với Phòng khám thầy Pal, người bệnh sẽ được khám để xác định vùng bệnh và sự bất thường của các đốt sống để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của bệnh lý.

Trước khi bắt đầu điều trị người bệnh sẽ được nằm úp thoải mái.

Sau đó, kỹ thuật viên sẽ thực hiện các bước cơ bản trong điều trị cột sống cổ:

1)    Làm mềm cơ từ vùng cổ tới vùng ngực

2)    Tách – nhả những điểm cơ co rút trên cổ, bả vai, đoạn gù lưng

3)    Bẻ ( Phương pháp độc quyền thầy Pal)

4)    Chỉnh các đốt lệch, mở khe các tầng hẹp, bẻ lưng

Cho bệnh nhân ở tư thế ngồi và tiếp tục thực hiện các bước chỉnh:

1)   Kéo các khớp tay, khủy tay, khớp vai

2)   Chỉnh lại các khớp có liên quan : C1 , C2 , C3 , C4 , C5 , C6

Cho bệnh nhân đau cổ tay nằm tư thế ngửa và thực hiện các tư thế:

1)   Kéo cổ nhẹ, bẻ cổ

2)   Cho bệnh  nhân nằm xấp để chỉnh lại đốt C3 (cổ tay)

3)   Đi máy trên vùng điều trị (10 phút)

4)   Châm cứu vùng điều trị (tùy trường hợp nặng nhẹ thực hiện trong 15 phút)

5)   Đắp cao tùy vùng điều trị (15 – 20 phút)

6)   Nằm gối (15 phút đối với đắp cao, 10 phút sau khi châm cứu  )


 

   Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi. Phương pháp điều trị đau vai gáy ngày càng nhiều như bấm huyệt chữa đau vai gáy, mẹo dân gian chữa đau vai gáy, bài tập yoga chữa đau vai gáy,phương pháp thầy Pal... Nhưng Phương pháp thầy Pal là phương pháp độc quyền và phác đồ điều trị thầy Pal là phương pháp nắn chỉnh hoàn toàn bằng tay điều trị tận gốc bệnh đau vái gáy đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay. Đến với Phương pháp thầy Pal người bệnh sẽ đcảm nhận được sự tận tâm, nhiệt huyết của đội ngũ y bác sỹ phòng khám thầy Pal.

Tin Liên Quan