Đau vai phải hay vai trái và lan xuống cánh tay có thể chỉ là do cơ bắp hoạt động quá mức, nhưng cũng không loại trừ nguy cơ chấn thương hoặc bệnh lý xương khớp.
1. Đau vai phải là bệnh gì?
Chúng ta thường xuyên bị đau vai phải không rõ nguyên nhân vì triệu chứng này dễ dàng biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Cùng với nhịp sống hối hả khiến bạn thờ ơ với các cơn đau khi không tìm hiểu sâu và điều trị tận gốc chúng. Tuy nhiên với các cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Chấn thương đám rối ở cánh tay:
Đau vai phải có thể xảy ra do chấn thương đám rối ở cánh tay. Bạn có thể mắc phải chấn thương khi chơi thể thao, vận động quá mạnh hoặc bưng bê, mang vác, làm những công việc nặng nhọc.
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có thể ảnh hưởng đến dây cột sống sống kết nối cánh tay, bàn tay, vai và cột sống. Điều này gây ra tình trạng xuất hiện cơn đau cơ vai kéo dài đến cánh tay.
Đau thần kinh tọa:
Dây thần kinh này kéo dài từ cột sống đến bàn chân và điều khiển hầu hết các chuyển động của cơ thể. Do đó, nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc bị tổn thương, mọi cử động sẽ bị hạn chế.
Khi bị đau dây thần kinh tọa, hai khu vực bị tác động nhiều nhất là vùng vai gáy, cổ và vùng thắt lưng. Người bệnh sẽ thường xuyên chịu đựng cảm giác bị đau âm ỉ, khó chịu tại vùng vai gáy bên phải.
Căng cơ vùng cổ, vai gáy:
Ngồi lâu ở đầu và cổ sẽ khiến các cơ quanh vai và cổ bị suy yếu, lâu dần sẽ dẫn đến cứng cổ. Điều này khiến bệnh nhân bị đau cơ vai phải và gặp nhiều khó khăn trong việc vận động.
Viêm khớp:
Viêm khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau mỏi vai phải hình thành và phát triển. Đây là kết quả của việc lão hóa diễn ra trong cơ thể. Các xương và những mô cơ có thể bị bào mòn theo thời gian và giảm dần những chức năng vốn có. Khi đó vùng vai gáy bên phải của người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu.
Bong gân, chấn thương vùng cổ:
Bong gân cổ và chấn thương có thể gây đau ở vai và cổ bên phải. Điều này xảy ra khi cơ hoặc dây chằng bị tổn thương do vận động gắng sức, kéo căng quá mức hoặc khi có lực tác động. Nguyên nhân bong gân ở cổ thường xảy ra chủ yếu là bị tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông.
Chấn thương vai:
Chấn thương vai là lý do phổ biến thường gặp khiến bệnh nhân thường xuyên có dấu hiệu đau bả vai phải hoặc trái. Thông thường bả vai sẽ bị ảnh hưởng bởi những chấn thương sau: trật khớp, trật khớp cùng - đòn, tổn thương sụn, gãy xương, rách cơ xoay khớp vai… Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhức, sưng đỏ và mất sức mạnh ở vai. Dù ít gặp nhưng bệnh nhân có thể có cảm giác tê bả vai phải và bầm tím.
Các bệnh lý khác:
Bên cạnh những bệnh lý phổ biến trên, tình trạng đau vai gáy bên phải có thể xuất hiện do một vài bệnh lý khác. Bao gồm:
- Ung thư vú.
- Ung thư xương.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Các đốt sống, dây thần kinh hoặc tủy sống bị tổn thương.
- Nhiễm trùng xương.
- Rối loạn chức năng xương.
2. Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?
Thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn hiện nay, các trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn đau vai trái kéo dài đều do bệnh lý gây ra. Trong số đó, những bệnh lý phổ biến thường gặp nhất là:
Thoái hóa cột sống cổ:
Là loại bệnh mãn tính xảy ra khi xương khớp có dấu hiệu lão hóa. Sự hao mòn tự nhiên của khớp có thể khiến cột sống cổ bị khô và cạn kiệt chất nhờn bôi trơn khớp. Điều này sẽ khiến các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau và liên tục gây áp lực lên các rễ thần kinh vùng vai gáy. Từ đó gây ra các triệu chứng đau vai trái, đau sau gáy, cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng cột sống cổ bị tổn thương khiến các nhân nhầy ở đĩa đệm bị lồi ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh đốt sống và mạch máu.Lúc này, các dây thần kinh xung quanh vai gáy cũng bị chèn ép gây tổn thương, đau nhức. Từ đó gây ra tình trạng đau bả vai trái, đau mỏi vai gáy, lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay,…
Đau dây thần kinh vai gáy:
Xảy ra khi hệ thống dây thần kinh và mạch máu ở vùng vai gáy bị tác động tổn thương và chèn ép quá mức. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, gây ảnh hưởng và cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ bị đau gáy bên trái, người bệnh còn có thể bị đau tại vùng lưng, hai cánh tay, bắp tay và một số vị trí khác. Các triệu chứng đi kèm như ù tai, hoa mắt, chóng mặt…
Hội chứng cổ vai cánh tay:
Hội chứng cổ vai cánh tay chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng nhiều, làm việc trong một tư thế hoặc những người ít vận động. Tình trạng đau vai gáy cổ xuất hiện khi hệ thống dây thần kinh và các cơ ở vị trí này bị tác động, chèn ép và tổn thương. Với những trường hợp bệnh nặng, tình trạng có thể lan rộng đau bả vai trái sau lưng và lan ra vùng cánh tay, bắp tay, lưng và một số vị trí khác.
Đau tim:
Đau tim cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy bên trái nhưng cũng rất hiếm gặp. Thông thường bệnh nhân bị đau tim sẽ có biểu hiện rõ khu vực ngực xuất hiện cơn đau co thắt. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, cơn đau tim có thể xuất hiện lan tỏa lên gáy, xuống dưới bả vai, lan ra vùng lưng bên trái hoặc cánh tay.
Những bệnh lý khác:
Ngoài các bệnh lý nêu trên, tình trạng đau xương bả vai bên trái còn xuất hiện do một số vấn đề, bệnh lý khác như:
- Bệnh phổi.
- U nang hoạt dịch.
- U xương, u hố sâu.
- Viêm quanh khớp vai trái.
- Viêm màng bao hoạt dịch.
- Những tổn thương ở cơ hoành.
3. Đau vai phải, vai trái - Khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu người bệnh nhận thấy cơn đau ở bả vai trái, phải hoặc cả hai bên trở nên nghiêm trọng thì cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa khi tình trạng cơn đau kéo dài kèm theo những biểu hiện dưới đây:
- Cứng khớp.
- Sưng khớp.
- Nóng và đỏ vùng da xung quanh khớp.
- Gặp khó khăn trong việc di chuyển và cách tay.
- Khớp biến dạng.
- Có cảm giác lệch một bên vai.
- Đau bả vai cùng với đau mỏi cánh tay.
- Chấn thương, va đập mạnh.
4. Phương pháp chẩn đoán đau bả vai phải, trái
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau xương bả vai bên trái hoặc bên phải. Vì vậy, sau khi kiểm tra tình trạng bên ngoài và các triệu chứng lâm sàng của vai, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, kỹ thuật để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
-
Kiểm tra thực thể: Bác sĩ chuyên khoa sẽ ấn hoặc tác động lực lên các khớp cánh tay và khớp vai để kiểm tra các biến dạng khớp và đánh giá mức độ tổn thương. Ngoài ra, các cử động vai và lực ở cánh tay của bệnh nhân sẽ được kiểm tra.
-
Chụp X-Quang: Kết quả của kỹ thuật này có thể giúp các chuyên gia khám và xác định các tổn thương xương, khớp, sụn, dấu hiệu của gai xương, dị dạng, thoái hóa xương khớp hoặc viêm quanh khớp vai.
-
Chụp MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) sẽ được sử dụng để xác định những tổn thương xuất hiện ở xương, dây chằng, gân và các bắp cơ.
Nếu nghi ngờ cơn đau ở xương đòn là do nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ và kiểm tra nồng độ enzyme.
5. Phương pháp điều trị đau vai phải, vai trái
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các phương pháp điều trị đau vai gáy ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau. Vì vậy, để được điều trị, bạn phải đến bệnh viện khám sức khỏe để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau. Sau đó nghiêm túc áp dụng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Một số phương pháp khắc phục tình trạng đau bả vai thông thường như:
Điều trị không dùng thuốc:
-
Nghỉ ngơi: Biện pháp nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm đau hiệu quả trong hầu hết các trường hợp có cơn đau nhẹ hoặc đau bả vai do căng thẳng, làm việc lao lực, chèn ép ở khớp vai, té ngã. Sau khi nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm đi đáng kể, cảm giác co cứng bớt hẳn và có thể di chuyển, hoạt động vai cùng cánh tay.
-
Xoa bóp, massage nhẹ nhàng: Massage lặp đi lặp lại các động tác xoa bóp, đấm, day,… sẽ giúp khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng tắc nghẽn của các dây thần kinh bị tác động gây ra các cơn đau vai phải. Đặc biệt, sự kết hợp giữa massage và bấm huyệt cũng là một biện pháp trị đau mỏi vô cùng hiệu quả.
-
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau, phục hồi khả năng vận động, đồng thời tăng sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham khảo và tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia về vật lý trị liệu. Cần tránh vận động quá mạnh hay tự mình luyện tập để ngăn ngừa phát sinh những bất trắc không mong muốn.
-
Chường nóng/lạnh: Đây là một trong những cách làm đơn giản và an toàn để giảm thiểu được những cơn đau mỏi cho bạn. Giúp thư giãn các cơ và làm cho quá trình tuần hoàn máu được diễn ra đều, liên tục.
Điều trị y tế:
-
Sử dụng thuốc Tây: Dùng thuốc Tây chữa trị là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng đau vai trái mang lại hiệu quả nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc tây điều trị tại nhà khi chưa có sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài tầm kiểm soát, có thể gây chuyển biến xấu đến sức khỏe. Một số loại thuốc chữa đau vai trái thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol thường được dùng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid để ức chế và kiểm soát các triệu chứng đau. Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, giúp người bệnh giảm đau khớp vai tức thì.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng chống tình trạng cứng cơ, co cơ vai trái, vai phải. Từ đó giúp cơ và khớp vai của bệnh nhân vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm đau dạng tiêm: Thường được chỉ định cho người bị đau vai phải, trái dữ dội mà thuốc giảm đau đường uống không mang lại hiệu quả như mong muốn. Các loại thuốc giảm đau được tiêm vào sẽ được sử dụng theo đúng liều lượng và liệu trình điều trị mà bác sĩ chỉ định.
-
Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp đau vai do chấn thương nặng như gãy xương hoặc xuất hiện bởi những bệnh xương khớp nặng, điều trị bảo tồn không hiệu quả. Cụ thể như trật toàn bộ hoặc một phần khớp vai, rách chóp xoay của khớp vai, bong sụn, viêm mô nặng, chèn ép dây thần kinh, u nang, viêm sụn…
-
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Làphương pháp điều trị tích cực các bệnh lý về cột sống như điều trị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ không phẫu thuật là phương pháp được rất nhiều bác sĩ ưu tiên chỉ định vì được các chuyên gia đánh giá là rất an toàn và hiệu quả nhất hiện nay dành cho các bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp. Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic phù hợp với mọi độ tuổi, ngay cả người già và trẻ em để có thể áp dụng để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp Chiropractic không được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị u cột sống, loãng xương, và cao huyết áp.
Tại Việt Nam, các bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp hoặc cột sống có thể thăm khám và điều trị tại phòng khám Thầy Pal - một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng Chiropractic. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị tại đây bởi phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ Chiropractor có chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm và đã được cấp giấy phép hành nghề.
Ngoài ra, phòng khám Thầy Pal còn kết hợp chữa thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật với các thiết bị vật lý trị liệu để điều trị tối ưu cho bệnh nhân, từ đó mang lại hiệu quả tối đa, ngăn ngừa tái phát đau nhức xương khớp và các bệnh về cột sống, duy trì sức khỏe ổn định lâu dài.