Triệu chứng đau lưng dưới gần mông có thể do nguyên nhân cơ học hoặc là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị. Theo thống kê, có đến 75% các trường hợp đau lưng dưới có liên quan đến các bệnh lý.

1. Vì sao bị đau lưng dưới gần mông?

   Do tuổi tác: càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị đau nhức vùng lưng gần dưới mông. Bởi lẽ, các xương khớp có dấu hiệu thoái hóa khi tuổi càng cao. Những hoạt động thường ngày như sinh hoạt, làm việc… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lưng. Điều này sẽ làm cho vấn đề đau nhức ở khu vực này trở nên tồi tệ hơn.

   Do tính chất công việc: bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên mang vác vật nặng, hay thực hiện các động tác gập lưng, đứng quá lâu gây nhiều áp lực lên cột sống và gây ra tình trạng bị đau lưng.

   Do thói quen sinh hoạt: lười vận động, tư thế ngồi không đúng, ít vận động hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau thắt lưng.

   Do chấn thương: lười vận động, ngồi sai tư thế, ngồi làm việc quá lâu hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở nhiều người. 

   Do thừa cân hoặc mang thai: nguyên nhân thường gặp nhất khi bị đau vùng lưng dưới gần vị trí mông là do thừa cân hoặc mang thai. Những người thừa cân hoặc mang thai có thể gây áp lực lên vùng thắt lưng và khiến chúng dễ bị hao mòn. Điều này có thể gây ra đau thường xuyên và khó chịu ở lưng dưới.

   Do bệnh lý: tình trạng này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như bệnh thận, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

2. Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?

   Theo như ý kiến các chuyên gia và bác sĩ, tình trạng đau lưng dưới là tín hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Phụ thuộc vào cơn đau nhức ở từng vị trí mà có thể xác định các bệnh liên quan. Cụ thể:

   Viêm ruột thừa:

   Khi ruột thừa bị viêm, nó có thể gây ra đau thắt lưng và đau bụng. Cơn đau có thể lan sang cả hai bên và kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm như thủng ruột nếu không chữa trị kịp thời. Đặc biệt hơn có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

   Bệnh về thận:

   Bệnh xảy ra ở thận như: viêm cầu thận,  sỏi thận, sỏi niệu quản, suy thận,…. Các bệnh trên đều có biểu hiện đau dữ dội ở vùng thắt lưng phải, trái. Xuất hiện các cơn đau quặn chính là biểu hiện bất thường ở đường tiểu như: khi về đêm người bệnh tiểu nhiều kèm với tiểu rắt, tiểu buốt.

   Đau dạ dày viêm tụy:

   Bệnh dạ dày có thể gây ra tình trạng đau lưng bên trái gần mông. Bệnh khiến co thắt dây chằng làm cơ hoàng kéo căng gây đau lưng dưới.

   Ngoài ra, dấu hiệu này cũng có thể là do bệnh viêm tụy. Đối với bệnh này, bệnh nhân có thể xuất hiện cơn đau thường bắt đầu từ vùng bụng sau đó lan rộng ra sau lưng. Cơn đau càng nghiêm trọng hơn khi ăn uống kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn, tăng nhịp tim, ói mửa. 

   Gai cột sống:

   Nhiều người chủ quan cho rằng đau lưng dưới sẽ có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc. Nhiều trường hợp cơn đau diễn ra liên tục trong nhiều ngày với mức độ ngày càng nghiêm trọng sẽ gây biến chứng nguy hiểm khi không được chữa trị kịp thời. Từ từ, cơn đau sẽ lan xuống dưới vùng đùi, chân, bàn chân gây đau nhức, tê bì, khó khăn trong di chuyển và lao động.

   Khối u:

   Khối u là biến chứng nghiêm trọng liên quan đến hệ xương khớp. Có thể dùng phương pháp cắt bỏ đối với các khối u lành, tuy nhiên nếu được chẩn đoán không phải u lành thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho bệnh nhân. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu đau gần mông một cách bất thường, bệnh nhân nên đi khám sớm nhất có thể.

   Đau thần kinh tọa:

   Nếu các cơn đau, nhức mỏi khó chịu xuất hiện ở vùng lưng dưới gần mông thì cũng có thể bạn mắc phải bệnh lý đau thần kinh tọa. Bạn có thể đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác hơn và chắc chắn hơn về tình trạng bệnh.

   Thoái hóa cột sống thắt lưng:

   Đây là một bệnh lý liên quan hệ cơ xương khớp thường gặp. Là một quá trình tự nhiên xảy ra trong cơ thể khi trong xương đang dần mất đi dưỡng chất, đồng thời yếu dần đốt xương sống, các đĩa đệm gây nên tổn thương cho hệ xương cột sống khi vận động mạnh. Từ đó đã tạo thành các cơn đau ở vùng lưng dưới.

   Bệnh thường phổ biến ở người lớn tuổi do đốt sống ngày càng bị bào mòn, cọ xát với các dây thần kinh gây nên đau nhức ở vùng thắt lưng. Thường xuất hiện các cơn đau thường vào buổi tối, càng về đêm hoặc thời tiết trở lạnh cơn đau càng dữ dội hơn.

   Thoát vị đĩa đệm lưng:

   Tình trạng vòng ngoài hay bao xơ của đĩa đệm cột sống thắt lưng bị rách hoặc nứt. Khi nhân nhầy đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép lên rễ dây thần kinh và đốt sống gây đau. Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L4 và L5 có thể gây đau vùng thắt lưng gần mông, đôi khi lan xuống đùi và chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị tê bì tay chân và vùng lưng dưới, cử động của chi dưới bị hạn chế. Khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh nhân rất dễ gặp phải biểu hiện co cứng. 

   Các cơn đau xuất hiện khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. Người bệnh ít vận động, đứng, ngồi nhiều cũng cảm thấy đau. Giảm đau khi nghỉ ngơi và tăng khi vận động và đôi khi xuất hiện cảm giác tê bì, đau nhức hoặc nóng rát. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mang đến nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, nếu chủ quan phán đoán và không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tiểu không tự chủ, bại liệt, tàn phế, teo cơ tứ chi, rối loạn cảm giác, hội chứng khập khiễng cách hồi. Nghiêm trọng hơn, người bệnh là nam giới còn có thể bị rối loạn đại tiện, tiểu tiện, rối loạn cương dương.

   Hẹp ống thắt lưng:

   Đây là loại bệnh có thể xảy ra do gen di truyền qua các thế hệ. Hoặc cũng có thể là do người bệnh mắc phải các chấn thương từ tai nạn trong quá khứ mà chưa được điều trị dứt điểm. Bằng cách gõ nhẹ vào ống sống để có thể nhận biết bệnh. Nếu nghe thấy âm thanh không vang như bình thường hoặc xuất hiện những cơn đau gần mông thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh lý hẹp ống sống.

   Viêm xương khớp cột sống thắt lưng: 

   Cột sống thắt lưng khi bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Từ đó xuất hiện các cơn đau diễn ra âm ỉ ở vùng lưng dưới gần mông. Nếu không chữa trị triệt để, cơn đau sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

3. Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ

   Đặc biệt riêng ở phụ nữ, triệu chứng đau lưng dưới gần mông còn có thể là biểu hiện của một số bệnh như:

   Lạc nội mạc tử cung:

   Lạc nội mạc tử cung là một bệnh chưa rõ căn nguyên có thể do các tổn thương ở tử cung làm phá hủy hàng rào ngăn cách giữa nội mạc tử cung và các cơ tử cung. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau lưng, xương sườn và xương chậu trước kỳ kinh nguyệt. Đi tiểu đau, giao hợp đau, đau bụng dữ dội khi hành kinh. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy, nôn mửa và đau các chi. 

   Một số bệnh phụ khoa khác:

   Đau vùng thắt lưng gần mông còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng… Đây là những bệnh cần được điều trị kịp thời, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em.

4. Cách xử lý khi bị đau lưng dưới gần mông

   Trước tiên, bệnh nhân phải xác nhận rằng đau lưng dưới gần mông là do làm việc quá sức hoặc bệnh tật. Nếu cơn đau nghiêm trọng, vui lòng nghỉ ngơi ở nhà và chăm sóc. Sau khi được điều trị mà tình trạng bệnh không được cải thiện, cơn đau ngày càng tăng lên kèm theo các triệu chứng khác thì nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân.

   Một số hướng dẫn chăm sóc tại nhà, giảm thiểu cơn đau lưng dưới gần mông với cơn đau cấp tính do lao động, vận động quá sức.

   Nằm nghỉ ngơi thư giãn: 

   Khi bị đau lưng dưới nên tuyệt đối nghỉ ngơi thư giãn, hãy hạn chế việc lao động nặng nhọc nếu tình huống bắt buộc không thể nghỉ ngơi, nhất là bê vác, vận động quá sức. Cột sống lưng là nơi chịu áp lực của cơ thể trong mọi hoạt động, vì thế nếu làm việc quá sức với cường độ cao lên khu vực này, cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.

   Chườm nóng chườm lạnh:

   Dùng nước đá bọc trong khăn mỏng hoặc túi nước ấm chườm lên vùng lưng bị đau nhức sẽ giúp giảm sưng, giảm đau. Mang lại hiệu quả sau 48 – 72 giờ đầu tiên kể từ khi bắt đầu cơn đau.

   Đến bác sĩ để thăm khám:

   Khi các cơn đau nhức được cải thiện đáng kể, thuận lợi cho người bệnh vận động, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp, triệt để. Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng đau lưng dưới gần mông do bệnh lý thường khó điều trị và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng. Do đó, không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian nếu tình trạng này kéo dài từ 1 – 2 tháng và có xu hướng gia tăng mà phải nhanh chóng thăm khám ở bác sĩ.

5. Cách trị đau lưng dưới gần mông

   Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau dùng để chữa trị đau lưng dưới. Tùy theo triệu chứng và tác nhân gây bệnh sẽ có những biện pháp điều trị không giống nhau như: 

   Thuốc Tây Y:

   Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc theo căn cứ vào từng nguyên nhân khác nhau theo các nhóm sau:

- Thuốc giảm cơn đau: trong đó loại thông dụng nhất để cắt cơn đau tạm thời là Acetaminophen, Paracetamol.

- Thuốc chống viêm: như Diclofenac, Aspirin,… có chức năng trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa viêm nhiễm ở các vị trí tổn thương trong cơ thể.

- Thuốc giảm căng cơ: có khả năng làm dịu cơ và giải phóng dây thần kinh, thư giãn cột sống, giúp hạn chế cơn đau. Trong đó loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng như Diazepam, Myonal,…

   Sử dụng thuốc tây để giảm đau lưng có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc đang cho con bú, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước. 

   Thuốc Nam:

   Có rất nhiều loại thảo mộc có thể giúp giảm đau và điều trị chứng đau lưng gần mông. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc như:

   Công thức ngải cứu trắng: Người bệnh chuẩn bị lá ngải cứu trắng, rửa sạch rồi ngâm với nước nóng khoảng 20 phút. Sau đó, đem ngải cứu đã ngâm đắp lên vùng lưng bị đau nhức hoặc chấn thương. Người bệnh cần kiên nhẫn chờ đợi để bài thuốc này phát huy tác dụng hiệu quả trên cơ thể.

   Bài thuốc mật ong và bột quế: với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa bột quế. Sau đó, hỗn hợp này được trộn lại và sử dụng hai lần một ngày sau mỗi bữa ăn. Xin lưu ý rằng bài thuốc này không thích hợp cho phụ nữ có thai. 

   Vật lý trị liệu:

   Vật lý trị liệu là cách giảm áp lực lên các đĩa đệm giúp giảm đau thắt lưng được nhiều người lựa chọn. Các liệu pháp thường được áp dụng bao gồm kéo giãn cột sống, dùng sóng ngắn, siêu âm, châm cứu, đắp ngải cứu… Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập gập người, nghiêng người, đạp xe, ngồi xổm.

   Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic):

   Những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp trong đó có hệ thần kinh thì rất khó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do người bệnh phải thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện và kèm theo một quá trình điều trị lâu dài. Tỷ lệ người tái phát sau khi điều trị vẫn ở mức trung bình cao.

   Phòng khám Thầy Pal đã áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống) với tỷ lệ thành công đến hơn 95% trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

   Với phương pháp Chiropractic này, bác sĩ trị liệu sử dụng thao tác nắn chỉnh và các phương pháp điều trị hỗ trợ như vật lý trị liệu để củng cố sự dẻo dai, rắn chắc cấu trúc cơ xương của cơ thể, đặc biệt là cột sống, là chất xúc tác để cơ thể đẩy nhanh quá trình tự phục hồi mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

   Trước tiên, bác sĩ trị liệu sẽ xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và có thể sử dụng các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định liệu phương pháp điều trị có phù hợp với chứng đau lưng của bạn hay không.

   Từ đó, tùy vào từng tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với các liệu trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng như: thiết bị kéo giãn áp cột sống và tia laser, sóng xung kích Shockwave nhằm giải phóng các dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép, tăng cường dinh dưỡng đến các vùng mô bị tổn thương, giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng. Tại Phòng khám Thầy Pal, bác sĩ còn kết hợp tư vấn dinh dưỡng và tập thể dục vào kế hoạch điều trị. Mục tiêu nhằm giảm đau lưng, khôi phục chức năng và phòng ngừa thương tích.

   Song song với việc áp dụng các liệu trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi, magie để giúp xương khớp chắc khỏe.

 

Tin Liên Quan