Không phải ai cũng cảm nhận được rõ ràng sự tồn tại của gai xương trên đốt sống bởi vì có khi gai xương đến mà không mang theo bất kỳ triệu chứng gì bất thường. Vì vậy khi bệnh có có những triệu chứng rõ ràng thì khả năng cao bệnh đã trở nặng. Vì vậy việc trang bị cho bản thân kiến thức, hiểu biết về bệnh gai cột sống để có thể tầm soát bệnh phát hiện ra bệnh sớm nhất để khám và chữa bệnh kịp thời đạt hiệu quả điều trị cao nhất là việc cấp thiết nên làm.

   Bây giờ mọi người cùng phòng khám Thầy Pal tìm hiểu về bệnh gai cột sống là gì, nguyên nhân bị gai cột sống, dấu hiệu gai cột sống, cách chữa gai cột sống và phương pháp Thầy Pal độc quyền điều trị gai cột sống không gây biến chứng.


1. Bệnh gai cột sống là gì?

   Gai cột sống là tình trạng bệnh lý liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống. Các gai cột sống thường hình thành ở những vùng tiếp nối giữa các đốt sống, bao gồm: đĩa đệm, đầu đốt sống, dây chằng. Thông thường, những người bị bệnh gai cột sống sẽ trải qua những cơn đau khó tả ở nhiều bộ phận khác nhau như cột sống cổ, vai – gáy, đoạn cột sống thắt lưng hoặc tứ chi.

Chữa bệnh gai cột sống không biến chứng bằng phương pháp thầy Pal

2. Nguyên nhân gây gai cột sống

   Sự hình thành các gai xương bắt nguồn từ bệnh thoái hóa cột sống và các tình trạng sức khỏe liên quan, các vấn đề như sau:

   2.1. Bệnh gai cột sống do Canxi tích tụ lâu ngày

   Quá trình thoái hóa cột sống khiến một phần xương khớp bị bào mòn, từ đó xảy ra hiện tượng dư thừa và tích tụ canxi (calcipyrophosphat), làm cho gai xương phát triển. Nguyên nhân bị gai cột sống này thường gặp ở nhứng người lớn tuổi.

   2.2.  Bệnh gai cột sống do chấn thương cột sống

   Cơ thể mỗi con người đều có cơ chế tự phục hồi khi gặp tổn thương nói chung và tình trạng chấn thương ở cột sống nói riêng. Tuy nhiên, quá trình này cũng góp phần hình thành gai cột sống. Như việc, cơ thể sẽ tự tăng hàm lượng canxi ở các vùng cột sống bị tổn thương để tái phát triển các bộ phận mất đi. Vô tình điều này lại làm cho gai cột sống xuất hiện.

   Sụn khớp bị tổn thương do tai nạn lao động, té ngã khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… dẫn đến nguy cơ hình thành gai cột sống. nguyên nhân bị gai cột sống này có thể gặp phải ở mọi đối tượng mọi lứa tuổi.

   2.3. Bệnh gai cột sống do viêm khớp mãn tính

   Cũng giống như trường hợp bị chấn thương cột sống, cơ thể sẽ dần dần tích lũy canxi giúp khắc phục tình trạng bào mòn lớp sụn do nguyên nhân viêm khớp lâu ngày gây ra. Kết quả gai xương cũng theo đó phát triển dài hơn, gây nên bệnh gai cột sống.

   Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân bị gai cột sống chủ yếu xuất phát từ nhiều vấn đề gây tổn thương xương sống. Hơn nữa, các yếu tố sức khỏe khác cũng là nguy cơ góp phần gây nên tình trạng gai cột sống, Điển hình như: gout, béo phì, bệnh lupus và yếu tố di truyền (sức khỏe cơ xương khớp không tốt bẩm sinh). Thói quen sinh hoạt hằng ngày đi đứng, nằm ngủ, ngồi học,… sai tư thế. Vì vậy các bài tập gai cột sống cổ, các bài tập gai cột sống thắt lưng rất là quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống.

   2.4. Bệnh gai cột sống do thoái hóa cột sống

   Thoái hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu hình thành các gai xương. Thoái hóa cột sống làm cho sụn khớp dễ bị nứt vỡ ra, những lúc này cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự chữa lành bồi đắp canxi vào những vết nứt vỡ. Thế nhưng việc bồi đắp canxi diễn ra không đồng đều ở những vị trí khác nhau gây nên tình trạng “chỗ thiếu, chỗ thừa”, cuối cùng chỗ thừa canxi lâu ngày tạo nên các gai cột sống.

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

3. Dấu hiệu bị gai cột sống

   Những dấu hiệu bị gai cột sống thường gặp nhất là cảm giác đau tức và khó chịu ở một hoặc nhiều bộ phận thân thể như cổ, lưng,… nhất là mỗi khi bạn vận động.

   3.1. Dấu hiệu bị gai cột sống lưng:

  • Đau ở thắt lưng và sau đó có thể lan xuống chân và háng.
  • Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần.
  • Cơn đau tăng khi ngồi lâu, cúi xuống, xoay người,…
  • Khó hoặc mất đi khả năng kiểm soát việc đại tiểu tiện.
  • Tình trạng mất cân bằng, làm cho người bệnh có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau rất nguy hiểm dể tế ngã gây chấn thương.

   3.2. Dấu hiệu bị gai cột sống cổ:

  • Đau nhức, ê ẩm, căng tức vùng cổ, đau tăng khi vận động mạnh hay thay đổi thời tiết.
  • Tê bì, nhức mỏi vai gáy, bả vai.
  • Cảm giác căng cứng cổ, khó cử động khớp cổ, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.
  • Đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.
  • Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…
  • Để đánh giá một người có bị gai cột sống không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ cần đến kết quả chụp X-quang.

Dấu hiệu bị gai cột sống

4. Bệnh gai cột sống có chữa được không? Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

   4.1. Chữa gai cột sống bằng tập luyện nhẹ nhàng

   Để giảm các triệu chứng gai cột sống, người bệnh có thể tập luyện các bài tập gai cột sống nhẹ nhàng tại nhà như: đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ… Song, phương pháp này chỉ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời. Do đó, người bệnh gai cột sống cần phối hợp với các liệu pháp điều trị khác để mang lại kết quả chữa gai cột sống tốt hơn.

   4.2. Chữa bệnh gai cột sống bằng vật lý trị liệu

   Là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau. Nhưng vật lý trị liệu chỉ tác động được ở những vùng cơ bên ngoài mà không tác động lên gốc bệnh là sự sai lệch xương khớp gây nên những bệnh lý cơ xương khớp nên hiệu quả của phương pháp chị tạm thời trong một thời gian ngắn.

   4.3. Chữa bệnh gai cột sống bằng  sử dụng thuốc tây

   Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các loại thuốc chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời. Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như suy gan và suy thận.

   4.4. Chữa bệnh gai cột sống bằng phẫu thuật

   Đây là phương pháp rủi ro khá cao, hiệu quả đạt được khoảng tầm 50/50.

   Về nguyên tắc, phương pháp điều trị gai cột sống bằng can thiệp ngoại khoa thực hiện với mục đích cắt bỏ các gai xương, ổn định cấu trúc cột sống và điều trị các triệu chứng đau nhức, chèn ép dây thần kinh cũng như phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân được coi là một biện pháp điều trị giải quyết căn nguyên triệt để. Nhưng liệu có điều trị gai cột sống được không?

   Trên thực tế, không phải luôn giải quyết được tiệt căn có khả năng cao tái phát sau mổ, đăc biệt ở các bệnh nhân lao động nặng loãng xương, không có các biện pháp tránh áp lực quá mức lên xương và xương thiếu dưỡng chất do quá trình lão hóa tự nhiên. Hơn nữa, một số tai biến do phẫu thuật cắt gai cột sống, hậu quả do xơ hóa cũng là những hạn chế trong phẫu thuật. Vì vây, mục tiêu điều trị bệnh gai cột sống bằng phương pháp nội khoa bảo tồn luôn được các thầy thuốc lâm sàng đặt lên hàng đầu với các phác đồ sử dụng giãn cơ kết hợp kéo giãn cột sống.

   4.5 Chữa bệnh gai cột sống bằng phương pháp Thầy Pal

   Là phương pháp điều trị bệnh gai cột sống bằng tay, không xâm lấn, hướng đến sự phục hồi tự nhiên mà không cần dùng thuốc thoái hóa cột sống hay phẩu thuật, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh là cột sống. Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người , các chuyên gia, bác sĩ bên phòng khám Thầy Pal sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân tùy theo hội chứng bệnh sau khi thăm khám trực tiếp trên bệnh nhân.

Chữa bệnh gai cột sống bằng phương pháp thầy Pal

5. Phác đồ phương pháp Thầy Pal điều trị từ gốc bệnh gai cột sống

  • Thủ thuật làm mềm cơ
  • Nắn chỉnh lại những vị trí đốt xương sai lệch , tạo khe khớp
  • Tạo lại biên độ dao động cho cột sống.
  • Kết hợp những động tác cơ bản của Chiropractic định hình lại cấu trúc cột sống.
  • Cân bằng bằng máy đánh cơ chuyên dụng
  • Đắp cao nóng và gối thảo dược, Châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu .
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân những tư thế đúng, phù hợp với từng bênh lý.

   Bảo vệ sức khỏe xương khớp cho bệnh nhân là trách nhiệm và cũng là sứ mệnh mà chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực thực hiện mỗi ngày. Phòng khám Thầy Pal không có gì ngoài chuyên môn, sự nhiệt huyết và chân thành. Luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân cơ xương khớp đạt hiệu quả cao nhất.

   Phương pháp Thầy Pal mong rằng mọi người hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, yêu thương cơ thể mình nhiều hơn. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý hãy đến với phòng khám Thầy Pal sớm nhất để đội ngũ bác sỹ trực tiếp thăm khám chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời để đạt được hiệu quả khám chữa bệnh trong thời gian nhanh nhất có thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 09 878 878 91
  • Địa chỉ phòng khám: Số 8 Lô O, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 19h00 | Thứ 7: 8h00 - 18h00