Thoái hóa cột sống lưng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng


   Thoái hóa cột sống thắt lưng do những thay đổi tự nhiên khi quá trình lão hóa xảy ra. Đây là một bệnh mãn tính khi khớpđĩa đệm đã bị thoái hóa hình thành gai xương xung quanh cột sống. Thoái hóa cột sống thắt lưng chèn dây thần kinh gây đau nhức, ảnh hưởng gây khó khăn trong vận động hằng ngày của người bệnh.

 

   Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý cơ xương khớp mãn tính thường tiến triển chậm, ngày càng tăng dần về cấp độ, gây đau đớn do cột sống thắt lưng bị biến dạng hẹp khe thoái hóa mọc gai trong khi không thấy có triệu chứng sưng viêm. Thường triệu chứng ban đầu không rõ ràng, vì vậy mà ít bệnh nhân phát hiện điều trị sớm, đến khi thoái hóa đã chuyển biến nghiêm trọng gây biến dạng sinh lý cột sống, hạn chế đến vận động thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

   Trong suốt quá trình mắc bệnh, nếu không quan tâm chữa trị, người bệnh dễ gặp phải các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng như tê bì chân tay, đau vùng thắt lưng, … và bị hạn chế khá nhiều vận động.

   Để có cái nhìn đầy đủ nhất về thoái hóa cột sống thắt lưng khi cá nhân và những người thân của chúng ta có dấu hiệu của bệnh, cần phải có sự trang bị cho mình những kiến thức tổng quan nhất về thoái hóa cột sống thắt lưng. Phòng khám thầy Pal sẽ cung cấp cho các bạn những vấn đề liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng: nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhất.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

   Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng anh - Spondylosis) là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm ở các đốt sống thắt lưng (từ L1 đến L5) bị hư tổn. Thêm vào đó, do mất nước hoặc lão hóa, phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị thay đổi về cấu trúc. Đây là một bệnh lý xương khớp phát triển từ từ, tăng dần về cấp độ và có thể gây đau âm ỉ, khiến người bệnh giảm khả năng vận động.

 

   Theo khảo sát, có hơn 85% những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống thắt lưng (Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ - American Academy of Orthopaedic Surgeon)

   Thoái hoá cột sống thắt lưng âm thầm diễn ra ở các đoạn khác nhau của cột sống:

  • Ở Các phần cạnh của khớp xương nhô ra
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng thường ảnh hưởng nhiều đến phần thắt lưng.
  • Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần đốt sống lưng trên.

 

   Mỗi cá nhân thường gặp các tác động của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng khác nhau, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng.

   Về cơ bản, nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống thắt lưng là do phần sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm gây nên xơ cứng dây chằng.

   Nguyên nhân của những triệu chứng trên có thể kể đến như:

   Quá trình lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thoái hóa cột sống thắt lưng. Càng lớn tuổi, hệ thống xương khớp sẽ hoạt động kém linh hoạt hơn, chức năng và cấu trúc của xương khớp có xu hướng suy giảm.

   Tư thế làm việc sai: Thoái hóa cột sống thắt lưng còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt không đúng cách (ngồi lâu một chỗ, nằm sai tư thế, xách nặng một bên,… ). Điều này khiến cho sụn khớp và đĩa đệm ở giữa các đốt xương phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài. Lâu ngày hậu quả là sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương, đĩa đệm giảm hoặc mất tính đàn hồi gây thoát vị đĩa đệm, đồng thời dây chằng bao khớp bị xơ cứng.

 

Đứng hay ngồi quá lâu một tư thế là một trong những nguyên nhân lớn khiến cột sống thắt lưng bị thoái hóa

   Ăn uống thiếu chất: Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống. Việc ăn uống không khoa học, không đủ chất, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin, magie, kali,… sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo sụn khớp, đẩy nhanh tốc độ mài mòn, thoái hóa cột sống.

   Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì khiến hệ thống xương khớp phải chịu nhiều áp lực. Chính vì lẽ đó, khi trọng lượng cơ thể càng tăng thì áp lực lên cột sống càng lớn, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng.

   Chấn thương: Tình trạng thoái hóa cột sống cũng có thể xảy ra khi cột sống bị chấn thương (té, ngã, va chạm,…) nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng làm tăng nặng tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.

   Các yếu tố khác: Một số yếu tố ngoại biên khác cũng làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống lưng như thói quen lười vận động, yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh, tính chất công việc nặng nhọc như bưng bê, khuân vác…

 

Đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhất là người già

3. Dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng.

Các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Đau vùng cột sống thắt lưng liên tục trong 6 tuần, dần dần lan rộng xuống mông và hai chi dưới và gia tăng khi người bệnh vặn mình, nâng nhấc đồ vật. Những cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc khi người bệnh hoạt động quá sức
  • Tê cứng vùng thắt lưng vào buổi sáng khi thức dậy, gặp nhiều hạn chế vận động: Những cơn đau có thể bất chợt hoặc dai dẵn khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, không thể thực hiện các động tác đơn giản như cúi vặn mình, cúi người. Các triệu chứng này sẽ giảm nhẹ khi người bệnh thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Tê bì chân tay: Dấu hiệu tê mỏi ở hai chân xảy ra thường xuyên. Triệu chứng này thường hay xuất hiện nhiều về đêm, buổi sáng sớm khi vừa thức dậy hoặc khi thời tiết có sự thay đổi, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột: Khi xuất hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn: Yếu chân, đau theo rễ dây thần kinh, tê nhức chân, rối loạn tiền đình.

 

Các cơn đau thắt lưng diễn ra âm ỉ, nhiều lúc gia tăng dữ dội, khiến người bệnh không kiểm soát sự thăng bằng khi di chuyển

4. Biến chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

   Khi bệnh chuyển nặng, rất khó điều trị hồi phục hoàn toàn cho người bệnh, không ít bệnh nhân phải chịu triệu chứng bệnh thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

   Một số những biến chứng nguy hiểm khi bệnh không được phát hiện điều trị kịp thời là:

   Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng kịp thời là đặc biệt quan trọng để giảm cơn đau, ngăn ngừa biến chứng đe dọa tới sức khỏe lâu dài của người bệnh.

5. Bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng

  • Bài tập giúp kéo giãn cơ lưng bên chân co

     

Nằm ngửa ra trên giường hoặc thảm trên sàn.

Giữ một chân duỗi thẳng, ngóc bàn chân lên và ấn gót chân xuống sàn /mặt giường.

Chân còn lại co gối, rồi dùng hai tay từ từ kéo sát gối về phía ngực và hít vào một hơi sâu.

Tiếp tục duỗi thẳng chân về lại tư thế ban đầu và đồng thời từ từ thở ra nhẹ nhàng.

Lần lượt đổi chân và thực hiện lại tương tự.

  • Bài tập giúp di động tạo biên độ cho cột sống

Nằm thả lỏng thẳng người trên sàn, hai tay đan chặt sau gáy.

Ấn lưng sát mặt sàn, từ từ nhấc mông lên khỏi mặt sàn, đồng thời nhẹ nhàn thở ra từ từ.

Tiếp đó dần ưỡn (cong) lưng lên khỏi mặt sàn giữ cho phần mông vẫn sát mặt sàn, kết hợp với hít một sâu vào.

  • Bài tập giúp kéo giãn các nhóm cơ dạng (ở mặt ngoài đùi)

Nằm thả lỏng thẳng người trên sàn, hai tay đan chặt sau gáy hoặc đặt dọc hai bên người.

Giữu một chân duỗi thẳng và áp sát mặt sàn.

Chân còn lại giơ lên cao khoản 45 độ, gót chân xoay về phía bàn chân áp sát mặt sàn,từ từ  hít sâu vào.

Giữ cho mông áp sát mặt sàn và nâng đầu gối thẳng rồi từ từ hạ chân xuống, thở ra nhẹ nhàn.

Đổi bên và thực hiện lại động tác tương tự.

  • Bài tập gập bụng

Nằm thả lỏng thẳng người trên mặt đất, giữ hai đầu gối chụm vào nhau, bàn chân đặt trên mặt đất và đưa hai tay khoanh trước ngực.

Từ từ nâng đầu và vai lên khỏi mặt sàn cho đến khi cảm thấy phần bụng co lại.

Giữ yên trong 3 giây, sau đó từ từ hạ xuống vị trí bắt đầu.

Lặp lại 10 lần.

  • Bài tập nâng đầu gối lên ngang ngực

Nằm ngửa thả lỏng trên sàn, co hai đầu gối lại và đặt bàn chân phẳng trên sàn.

Giữ cho lưng áp sát mặt sàn, sau đó từ từ kéo cả hai đầu gối lên ngang ngực và giữ yên trong 5 giây.

Thư giãn và lặp lại các động tác khoảng 10 lần.


    Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Phòng khám Thầy Pal tự tin tự hào là một trong những đơn vị y tế điều trị cơ xương khớp uy tín trong lĩnh vực trị liệu thần kinh cột sống.

   Do đó, nếu có biểu hiện của bênh thoái hóa cột sống thắt lưng thì bạn có thể đến Phòng khám Thầy Pal để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đội ngũ y bác sĩ phòng khám thầy Pal giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán chính xác nhất hiện nay để khám đánh giá tình trạng bệnh lý và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Tin Liên Quan