Ngày nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các nhóm trẻ. Các vấn đề liên quan đến cột sống đang trở nên phổ biến. Ngoài những yếu tố tự nhiên, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đóng góp lớn vào sự xuất hiện của những vấn đề này.

  1. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức: Bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ quá mức có thể phá hủy cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh, gây tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp. Thói quen này dẫn đến thoái hóa khớp và tăng nguy cơ các vấn đề như trật vị đĩa đệm.

  2. Đi giày cao gót: Mặc dù giày cao gót tạo dáng đẹp và tăng chiều cao, nhưng chúng cũng gây căng thẳng cho cột sống và các khớp. Áp lực lớn khi mang giày cao gót có thể dẫn đến thoái hóa khớp, biến dạng ngón cái và gây đau lưng.

  3. Các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống: Ngồi không đúng tư thế, mang balô nặng một bên, đi khom người, nhặt đồ vật khom lưng, mang vật nặng xoay đột ngột đều gây áp lực không cần thiết cho cột sống và khớp, có thể dẫn đến tổn thương và thoái hóa.

  4. Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân: Thói quen ngồi xổm tạo áp lực lớn cho khớp gối, gây tổn thương sụn xương và thoái hóa khớp. Leo cầu thang và các tư thế khác cũng tăng áp lực đáng kể, đặc biệt là khiêng vật nặng. Vì vậy khi làm việc cần phải ngồi mọi người nên dùng ghế, ghế đòn. Và khi khiên vác cần chú ý đến trọng lượng của vật cần khiên có quá sức hay không và cần đặc biệt chú ý tư thế đúng khi khiên vác.

  5. Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định: Sử dụng thuốc giảm đau mà không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là đối với nhóm thuốc kháng viêm. Sử dụng thuốc giảm đau lâu ngày không những gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn ảnh ảnh hưởng đến sức khoẻ gan và thận.

    n

  6. Dinh dưỡng thiếu và không cân đối: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng có thể làm suy giảm sức khỏe của xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương. Ăn quá nhiều đường và chất béo cũng gây thừa cân, tăng áp lực cho hệ xương khớp dể gặp các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, xép đĩa đệm.

  7. Lười vận động: Thói quen lười vận động làm tăng nguy cơ nhiều bệnh, trong đó có các vấn đề về xương khớp. Hoạt động thể dục đều đặn giúp giữ cho xương khớp linh hoạt và giảm nguy cơ thoái hóa.

  8. Giảm cân quá nhanh: Việc giảm cân đột ngột có thể làm suy giảm hấp thụ canxi ở xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ gãy xương.

Những thay đổi tích cực trong lối sống và thói quen hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp và cột sống.

Nếu có bất kì vấn đề nào về các bệnh lý cơ xương khớp hoặc cần lời tư vấn chính xác hảy liên hệ ngay với phòng khám cơ xương khớp thầy Pal để được tư vấn và thăm khám trực tiếp từ chuyên gia xương khớp.

Phòng khám thầy Pal chuyên điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, điều trị thành công các bệnh:

Thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh toạ

Tê bì chân tay

Rồi loạn tiền đình

Đau thắt lưng

Thoái hoá cột sống

Đau khớp gối

Đau cổ vai gáy

Tin Liên Quan