Rối loạn tiền đình từ lâu đã là căn bệnh dễ đến - khó đi mà nhiều người mắc phải. Rối loạn tiền đình thường đi kèm với những bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp cao,... Để điều trị được dứt điểm căn bệnh này cũng là điều đáng để tìm hiểu và suy nghĩ.
Để điều trị rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám. Từ đó xác định nguyên nhân, tình trạng, mức độ của bệnh và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất. Phương pháp thầy Pal luôn ưu tiên điều trị từ gốc rễ bệnh và hướng dẫn bệnh nhân những tư thế đúng để bệnh không bị tái đi tái lại nhiều lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để biết được gốc rễ của nó.
1. Rối loạn tiền đình là gì ?
Hệ thống tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh ở phía sau ốc tai. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cơ thể, duy trì tư thế thăng bằng trong hoạt động.
Rối loạn tiền đình là sự tổn thương dây thần kinh số 8 vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng gây nên triệu chứng hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chóng mặt, …
Dây thần kinh số tám có chức năng truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giúp cơ thể giữ thăng bằng. Khi ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc giúp giữ thăng bằng cho cơ thể.
Hơn nữa, tình trạng bệnh lý gây nghẽn mạch máu lên não hoặc thiếu máu não cũng làm cho hệ thống tiền đình tiếp nhận xử lý thông tin chậm chạp hoặc dể sai lệch từ não bộ, gây nên các hội chứng rối loạn tiền đình.
Tóm lại, rối loạn tiền đình là hội chứng bệnh lý của rất nhiều nguyên nhân và bản chất của nó là sự rối loạn tích hợp thăng bằng ở tiền đình và khu thần kinh trung ương. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ vững thăng bằng, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những dấu hiệu triệu chứng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện một cách đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Chóng mặt, mất thăng bằng, xoay tròn là các biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, không chỉ làm cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm bệnh nhân tăng nguy cơ bị té ngã dẫn đến chấn thương không mong muốn.
2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình.
Tại sao bị rối loạn tiền đình? Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng thường có những nguyên nhân như sau:
- Tổn thương cơ quan tiền đình sau chấn thương. Nhất là cơ quan tiền đình tiểu não.
- Ảnh hưởng của co thắt động mạch cột sống và rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não bộ.
- Môi trường sống không đảm bảo do có nhiều tiếng ồn, nguời bệnh stress, ít vận động.
- Di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ở người trẻ.
- Viêm tai giữa vì nhiễm virus hoặc do nhiễm vi khuẩn.
- Uống thuốc giảm đau nhiều.
Những người có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình?
Người lớn tuổi: Tuổi càng lớn càng tăng nguy cơ bị chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác bị mất thăng bằng (dễ té ngã, đi không vững...).
Những bệnh nhân có tiền sử bị hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp bạn đã từng có triệu chứng bị hoa mắt, chóng mặt thì bạn là người có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai và bệnh lý dể tái đi tái lại nhiều lần.
Người sinh hoạt trong môi trường sống và làm việc quá ồn ào, thời tiết khó chịu vào thời điểm chuyển mùa ...
Người làm việc nhiều trong môi trường văn phòng như công sở, học sinh sinh viên… Những đối tượng này thường ít vận động, ngồi nhiều làm cơ co thắt hoặc tắt nghẽn động mạch cột sống, gây rối loạn tuần hoàn dẫn đến việc thiếu máu lên não. Đối tượng thường xuyên gặp phải sự căng thẳng về trí não, bị stress cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
3. Dấu hiệu rối loạn tiền đình.
Những dấu hiệu rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do lão hóa hoặc chấn thương và thường xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Chóng mặt, choáng váng, quay cuồng dẫn đến không thể bước đi và dễ ngã do mất định hướng không gian, không giữ được thăng bằng.
- Rối loạn thính giác như ù tai, không nghe rõ, đau nhức nhẹ ở tai.
- Rối loạn thị giác như triệu chứng nhìn mờ, hoa mắt, khá nhạy cảm với ánh sáng.
- Nhận thức và tâm lý thay đổi như quá lo lắng, khó tập trung, giảm khả năng tập trung...
Tuỳ thuộc cá nhân mỗi người mà loại và độ nghiêm trọng các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp bệnh nhân càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
Một số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày cũng như học tập, lao động do dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm sự chú ý và lo lắng quá mức. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động sinh hoạt đơn giản hằng ngày như ăn uống, đi lại hoặc thậm chí là việc ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng.
Hầu hết, bệnh lý rối loạn tiền đình và bệnh lý thiếu máu não đều có những biểu hiện triệu chứng khá giống nhau bao gồm các triệu chứng ở khu tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa…Thiếu máu não chỉ là một trong nhiều yếu tố gây nên rối loạn tiền đình. Ở một bệnh nhân bị thiếu máu não nếu không được phát hiện chẩn đoán sớm thì sẽ dẫn đến di chứng, tàn tật hay thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì lý do đó, khi phát hiện dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh nên thực hiện thăm khám điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo chỉ định của bác sĩ.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình.
Liệu bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không? Bệnh thường chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày và tái phát nhiều lần. Bệnh lý rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi triệu chứng rối loạn tiền đình xuất hiện, trường hợp người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị té ngã, gây chấn thương thậm chí là gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não…
Trường hợp bị ngất do lượng máu lưu thông lên não bị giảm, tụt huyết áp có thể gây nguy hiểm trobg lúc tham gia giao thông.
Trường hợp xấu, người bệnh có thể ù tai, rối loạn thính giác, thậm chí có thể không còn khả năng nghe.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn tiền đình là gây ra đột quỵ do thiếu máu lên não.
5. Phác đồ phương pháp thầy Pal điều trị bệnh rối loạn tiền đình.
Chuyên gia phòng khám thầy Pal sẽ khám để xác định chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình.
Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ thực hiện làm mềm các bước cơ bản trong điều trị cột sống.
Sau đó chuyên gia sẽ tiến hành trị liệu:
1) Tách – nhả những điểm cơ co rút trên cơ thể
2) Bẻ ( Phương pháp độc quyền thầy Pal)
3) Chỉnh các đốt sống sai lệch, mở khe các tầng hẹp, bẻ lưng
Kéo các khớp ngón tay, khủy tay, khớp vai
Chỉnh lại các khớp có liên quan : C1 , C2 , C3 , C4 , C5 , C6
Đi máy cân bằng cơ trên vùng điều trị (10 phút)
Châm cứu (tùy trường thể trạng beaanhj nhân sẽ thực hiện trong 15 phút)
Đắp cao theo vùng điều trị (15 – 20 phút)
Nằm gối (15 phút đối với đắp cao, 10 phút sau khi châm cứu )
Đến với Phòng khám thầy Pal, người bệnh sẽ được khám để xác định vùng bệnh và sự bất thường của các đốt sống để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của bệnh lý.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi. Điều trị rối loạn tiền đình sao cho không bị tái đi tái lại nhiều lần là vấn đề nan giải. Nhưng Phương pháp thầy Pal là phương pháp độc quyền và phác đồ điều trị thầy Pal là phương pháp điều trị tận gốc đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay. Đến với Phương pháp thầy Pal người bệnh sẽ được điều trị tận tâm, tận lực để dứt điểm cơn đau sớm nhất.