Trong thời gian chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh dần. Vào giai đoạn đó, người mắc bệnh xương khớp thường cảm nhận rõ tình trạng các cơn đau nhức ở xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện các biểu hiện cứng khớp và vận động các khớp khó khăn.

   Đau nhức xương khớp mùa lạnh là tình trạng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Căn bệnh này khiến mọi người thường xuyên chịu đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến dễ cáu gắt, lo lắng. Vậy tại sao mùa lạnh lại bị đau nhức xương khớp và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp từng thắc mắc này. 

1. Vì sao vào mùa lạnh thường đau nhức xương khớp?

   Đau xương khớp vào mùa lạnh là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt là thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đây là một hiện tượng đau nhức thường xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau như yếu tố thời tiết, thói quen ít vận động hoặc là nguyên nhân bệnh xương khớp gây ra. Dưới đây là những tác nhân cụ thể mà chúng ta cần hiểu rõ:

   Không khí lạnh xâm nhập

   Khi thời tiết chuyển lạnh và nhiệt độ giảm dần xuống, cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và tuần hoàn máu trở nên kém hơn bình thường. Hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể qua da, mạch máu ở những vùng da này co lại làm giảm lưu thông dịch khớp, máu vào xương khớp bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp và các màng hoạt dịch. Dịch khớp và sụn bị tổn thương, gây ra tình trạng đau nhức.

   Bên cạnh đó, độ ẩm trong không khí vào mùa lạnh sẽ tăng cao gây ảnh hưởng nhất định đến dịch nhờn trong khớp, dễ xuất hiện các cơn đau nhức do dịch nhờn tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Vào mùa lạnh, chúng ta thường có thói quen ít vận động và duy trì một tư thế thường xuyên. Đây cũng là nguyên do tác động đến tình trạng đau nhức xương khớp.

   Co rút gân cơ khớp

   Khi trời trở lạnh, do sự tăng cao của độ ẩm trong không khí gây nên trạng thái co rút, căng cứng ở các khớp và gân cơ. Khi đó, các cơ khớp bị khô cứng và gây khó khăn khi vận động và di chuyển sinh hoạt hàng ngày.

   Rối loạn tuần hoàn máu

   Trời lạnh làm chậm rối loạn tuần hoàn toàn cơ thể, trong đó có các vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch, tình trạng muối kết tủa do nồng độ hóa chất trung gian thay đổi… Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, hạn chế vận động khi trời lạnh.

   Tình trạng này phổ biến nhất ở người già, khi các khớp xương không còn linh hoạt, cứng cỏi nữa, hệ miễn dịch cũng dần suy giảm. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì vậy mà lười di chuyển, lười vận động, tập thể dục, điều này càng khiến cho xương khớp dần trở nên trầm trọng hơn.

   Bệnh khớp mãn tính

   Thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi. Vì vậy, người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa đốt sống lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Những cơn đau do những căn bệnh này gây ra có thể tấn công dữ dội vào mùa đông. 

   Để giải thích cho hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng khi thời tiết thay đổi sẽ gây ra sự thay đổi hàng loạt yếu tố bên trong như kết tủa muối, độ nhớt của máu và dịch khớp, thay đổi nồng độ các chất hóa học trung gian trong cơ thể, vận mạch thay đổi… khiến bệnh lý thoái hóa khớp ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Hậu quả là làm cho các gân bị co lại và dịch khớp bị cô đặc nhiều hơn khiến các khớp bị khô, đau nhói và khó cử động.

2. Triệu chứng gì để bạn nhận biết?

   Đau nhức xương khớp: Tại những vùng thường xuyên vận động như đầu gối, cổ tay, ngón tay, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương từ sâu bên trong, ê ẩm, sưng đỏ các khớp, tê cứng gây hạn chế vận động.

   Khi trời trở lạnh, mọi dấu hiệu đau nhức tại các vị trí xương khớp trên cơ thể đều trở nên xấu hơn, đặc biệt hội tụ ở các khớp từng bị chấn thương trước đó hoặc đang mắc bệnh như: xương khớp gối, xương cổ, xương cột sống, xương thắt lưng, xương vai, bàn tay,…

   Biểu hiện này thường trở nặng vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm vì thời tiết ở khoảng thời gian này là lạnh nhất. Điều quan trọng là người bệnh thường có thói quen càng bị đau, nhức xương, khớp, càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó vận động, đặc biệt là khớp gối, cổ tay, ngón tay…

   Phát ra âm thanh ở các khớp: Khi thời tiết trở lạnh, các cơn đau khớp sẽ phát ra tiếng kêu mỗi khi vận động. Điều này có thể là do xương cọ xát với nhau, có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và đau đớn hơn theo thời gian.

   Cứng khớp: Là trạng thái các khớp bị đơ cứng, không thể hoặc rất khó cử động. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong khoảng tầm 10 - 30 phút và xuất hiện sau khi người bệnh ngủ dậy, nhất là vào buổi sáng sau một đêm nằm ngủ. 

3. Đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp mùa lạnh

- Người trung niên, người cao tuổi.

- Người thường xuyên phải làm công việc nặng, khuân vác vật nặng trên lưng hoặc cổ.

- Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học và tư thế ngủ và làm việc không đúng.

- Người bị gãy xương, gãy xương, chấn thương cột sống nhưng chưa được điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm.

- Người béo phì, thừa cân hoặc mắc bệnh lý về xương khớp mãn tính từ trước đó.

- Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, môi trường làm việc nắng nóng, độ ẩm cao hoặc chứa nhiều loại chất độc hại, trong bầu không khí ô nhiễm...

4. Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

   Giữ ấm cho cơ thể: nên nghe dự báo thời tiết, nhất là khi thời tiết trở lạnh và có những phương pháp phòng vệ hiệu quả như tăng cường giữ ấm cho cơ thể. Việc giữ ấm luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa đông, đặc biệt là các bộ phận như cổ, tay, chân…

   Làm ấm vùng khớp: dùng thuốc chườm ấm, ngâm chân, tay với nước thuốc, ngâm mình trong bồn tắm thảo dược. 

   Nghỉ ngơi hợp lý: lúc gặp tình trạng này để giảm đau cần giảm bớt các hoạt động và áp lực lên khớp bằng cách như chống gậy, kê tay, đeo găng tay hoặc miếng dán tại khớp, đeo đai thắt lưng, xoa bóp, chườm nóng… Với những nhân viên văn phòng cần giảm thiểu việc ngồi làm lâu quá hai giờ đồng hồ.

   Chế độ ăn uống hợp lý: mọi người cần nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất và cân bằng để giữ cho cân nặng ở mức vừa phải, tránh tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực lên các khớp. 

   Cần tránh một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến xương khớp, vì những thực phẩm này sản sinh ra các chất làm tăng gánh nặng cho khớp, bao gồm: chất kích thích, thịt đỏ, thực phẩm đông lạnh, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thức ăn nóng, quá chua hoặc quá mặn. Uống đủ nước mỗi ngày, vì khi cơ thể đầy đủ nước sẽ giúp máu khó đông và tăng lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng các khớp.

   Rèn luyện xương khớp: nhiều người vì sợ đau khớp mà không dám vận động khiến các khớp ngày càng tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị các vấn đề về xương khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên hơn nhưng nhẹ nhàng như các bài tập yoga, đi bộ để giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của mô sụn và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

5. Điều trị xương khớp đau nhức vào mùa lạnh

   Đau nhức xương khớp mùa lạnh mang đến sự khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi thấy các dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

   Nên đi khám chuyên khoa: tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thấp khớp để xác định nguyên nhân (chấn thương cơ thể, thoái hóa khớp hay viêm khớp phản ứng) để được chỉ định sử dụng các loại thuốc xương khớp điều trị, cải thiện sớm tình trạng. 

   Sử dụng thuốc hợp lý: khi có hiện tượng đau nhức, cứng khớp người bệnh thường tìm đến các loại thuốc giảm đau nhanh chóng. Thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… để giảm đau có thể được kê đơn. 

   Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về việc lạm dụng thuốc giảm đau cho bệnh xương khớp rất nguy hiểm, không những gây tác dụng phụ như đau dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến khiến các triệu chứng thoái hóa khớp ngày càng nặng thêm, tình trạng giảm đau càng nhanh thì sụn và xương dưới sụn càng bị tổn thương nghiêm trọng.

   Châm cứu: là phương pháp dùng kim nhỏ đâm xuyên qua da vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển kim bằng tay hoặc sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích nó. Việc sử dụng châm cứu đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, đau dây thần kinh ... và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

   Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): ngày nay, chữa đau xương khớp bằng các phương pháp bảo tồn được áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Trong đó, phương pháp Chiropractic được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả mang lại.

   Chiropractic dựa trên cơ chế nắn chỉnh cột sống và các cấu trúc xương khớp bị sai lệch về vị trí vốn có, tái tạo vận động linh hoạt cho các khớp và áp lực trên dây thần kinh được giải phóng – nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đau nhức. Nhờ đó, điều trị cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa tái phát trở lại mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

   Tại phòng khám Thầy Pal, ngoài ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống để chữa lành cơn đau hiệu quả, các bác sĩ còn thiết kế các liệu trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng chuyên biệt theo thể trạng của mỗi người để giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình tái tạo mô tổn thương và cải thiện khả năng vận động.

   Đừng chủ quan khi xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh bởi đây có thể là tín hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm. Phương pháp tốt nhất là hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa khi có những triệu chứng đau nhức xương khớp để có giải pháp điều trị kịp thời.

Tin Liên Quan