Thông thường khi nhắc tới thoát vị đĩa đệm ai cũng lo lắng vì muốn chữa được bệnh khả năng sẽ phải phẫu thuật đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu của nó. Vô cùng rủi ro và tốn kém về thời gian, tiền bạc, công sức. Tuy nhiên nếu bạn biết đến phương pháp nắn chỉnh cột sống không xâm lấn, không phẫu thuật, không dùng thuốc thì sự lo sợ của bạn sẽ không còn nữa. Hãy cùng phòng khám Thầy Pal tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ của bệnh lý, cách điều trị “đánh bay” bệnh thoát vị đĩa đệm “siêu tiết kiệm, ít rủi ro” nhưng không kém phần hiệu quả.


1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

   Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng. Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng thoát vị đĩa đệm này thường là kết quả của chấn thương hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.

   Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến nhất. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng là bệnh lý nhiều bệnh nhân gặp phải.

thoát vị đĩa đệm là gì

   Thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 chiếm 72,2 % tất cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, riêng thoát vị đĩa đệm L4 L5 chiếm tỉ lệ cao nhất (52,5 %), thoát vị đĩa đệm L5 S1 chiếm 19,7%. Điều này chứng tỏ cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 thường xuyên phải chịu áp lực trọng tải lớn nhất và lại nằm ở vùng bản lề hoạt động của cơ thể nên dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm nhất.

   Bản chất của thoát vị đĩa đệm là thoát vị của nhân nhầy theo vết nứt của vòng sợi lệch ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường. Quá trình hình thành thoát vị đĩa đệm diễn biến như sau:

  • Xẹp nhân nhầy, nứt vòng sợi.
  • Nhân nhầy di chuyển theo vết nứt.
  • Chèn ép các rễ thần kinh vùng lân cận.

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

   Giống các bệnh lý về xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm thường không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển nặng với các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh cảm nhận thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ,vai gáy, chân tay và thắt lưng sau đó vùng đau có xu hướng lan ra vùng chân tay ,vai gáy. Đau chuyển biến từ âm ỉ hoặc đau dữ dội những khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Tê bì tay chân: các triệu chứng này thường xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ gây chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ, thắt lưng sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,..(các triệu chứng bệnh liên quan đến tay nguyên nhân từ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và những triệu chứng liên quan đến chân thì nguyên nhân từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).

  • Yếu cơ, bệnh bại liệt: xảy ra trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm đã nặng. Triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo, liệt, sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
  • Đau, tê bì, yếu cơ có xu hướng chuyển nặng
  • Người bệnh gặp phải tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu (thoát vị đĩa đệm cột sống thắc lưng)
  • Người bệnh mất cảm giác ở bắp đùi trong, vùng quanh hậu môn phía sau chân cũng là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm lưng.

   Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lại không hề có triệu chứng biểu hiện cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian và hiệu quả điều trị.

3. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

   Đây là một số nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm:

  • Thoát vị đĩa đệm do tuổi tác: Với những người tuổi càng cao, hệ thống xương khớp đặc biệt là đĩa đệm hoạt động kém hiệu quả hơn, rất dễ bị tổn thương
  • Thoát vị đãi đệm do đặc thù công việc: Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái, hoặc làm các công việc nặng nhọc cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm. Để hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, khoảng 45 phút nên đứng lên di chuyển 5 phút.
  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Chính vì vậy, khi gặp những chấn thương kể trên, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám, chụp chiếu ngay để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó nhìn thấy. Và xác định chính xác mình có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không?
  • Thoát vị đĩa đệm do béo phì: Vấn đề cân nặng quá khổ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Do đó, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng.

  • Thoái vị đĩa đệm do thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện trong nhiều giờ cũng ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ.
  • Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, gù vẹo cũng gây nên thoát vị đĩa đệm
  • Yếu tố di truyền: người trong gia đình có thành viên bị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

   Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh, cải thiện những cơn đau nhức, khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra

4 . Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm gây ra

   Những biến chứng đầu tiên do thoát vị đĩa đệm là làm cho các rễ dây thần kinh bị tổn thương do ở dọc cột sống có rất nhiều dây thần thần kinh. Lúc đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu tại những vùng có dây thần kinh đi qua, dần dần hình thành các cơn đau vùng thắt lưng và lan xuống cả tay chân, cơn đau tăng mạnh khi vận động…

  • Khi tính trạng nhân nhầy chui vào ống sống, gây chèn ép rễ thần kinh và làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người gặp cả với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát gặp ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắc lưng.
  • Không vận động lâu ngày cũng sẽ khiến cơ trở nên ngày càng suy yếu, các chi teo nhanh chóng, chân tay ngày càng bé lại, khả năng đi lại, vận động suy giảm.
  • Rối loạn cơ vòng: xảy ra khi rễ thần kinh bị tổn thương gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra thụ động gặp ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắc lưng.

5. Cách trị thoát vị đĩa đệm từ gốc bệnh bởi phương pháp thầy Pal

   Phương pháp Thầy Pal là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng tay, không xâm lấn, hướng đến sự phục hồi tự nhiên mà không cần dùng thuốc thoái hóa cột sống hay phẩu thuật, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh là cột sống. Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người , các chuyên gia, bc sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân sau khi thăm khám trực tiếp.

   5.1. Thủ thuật làm mềm cơ

  • Làm mềm cơ dọc
  • Làm mềm cơ ngang
  • Tách mỡ giãn tạo khe khớp cho cột sống

   5.2. Thủ thuật tác động cột sống

  • Nắn chỉnh lại những vị trí đốt xương sai lệch , tạo khoảng trống cho đĩa đệm tự lui về.
  • Tạo lại biên độ dao động cho cột sống.
  • Kết hợp những động tác cơ bản của Chiropractic định hình lại cấu trúc cột sống.
  • Cân bằng bằng máy đánh cơ chuyên dụng
  • Đắp cao nóng và gối thảo dược, Châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái , dễ chịu.
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân những tư thế đúng, phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm

   Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng 95% bệnh thoát vị đĩa đệm đều xuất phát từ sự sai lệch cấu trúc cột sống. Và Phương Pháp Thầy Pal là cách trị liệu độc quyền nắn chỉnh cột sống giúp cho những đốt sống bị sai lệch về lại đúng vị trí và cột sống của người bệnh có thể trở lại độ cong sinh lý bình thường. Hạn chế được những rủi ro không may mắn sau phẫu thuật gây ra.


   Theo thống kê của Bộ y tế tỉ lệ phẩu thuật thoát vị đĩa đệm không thành công lên đến 50% và trong những ca thành công thì sau phẫu thuật vài năm cũng sẽ xuất hiện những biến chứng không mong muốn. Hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, yêu thương cơ thể mình nhiều hơn, khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý đến ngay với phòng khám sớm nhất để được thăm khám chuẩn đoán và chữa trị kịp thời đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất có thể. Cùng phòng khám thầy Pal nâng cao chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 09 878 878 91
  • Địa chỉ phòng khám: Số 8 Lô O, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 19h00 | Thứ 7: 8h00 - 18h00