Ở độ tuổi 25 - 45 ai cũng phải trải qua một số cơn đau nhất định. Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lẫn khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện đau đớn nào thì nên đi khám ngay.

   Nếu chúng ta không cảm thấy đau hoặc nhức, chúng ta ít có khả năng nhận biết được chấn thương hoặc bệnh tật, đặc biệt là khi chúng đang hiện diện ở trong cơ thể. 


   Các cơn đau trên cơ thể bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo độ tuổi. Có cơn đau chỉ kéo dài trong vài giây, nhưng sau đó chúng kéo dài trong hàng giờ, sau đó biến mất và nhiều ngày sau mới trở lại. Tuy nhiên, chúng không phải ngẫu nhiên xuất hiện và có lý do đằng sau những cơn đau này. Đôi khi, một số cơn đau chỉ do vết cắt hoặc vết xước bên ngoài gây ra nhưng nhiều điểm đau có thể do nguyên nhân đáng lo ngại. 

1. 9 cơn đau phổ biến thường mắc phải

   Đau là triệu chứng của một số bệnh, thường là do viêm hoặc nhiễm trùng do bệnh hoặc chấn thương cụ thể gây ra. Khi các dây thần kinh hoặc mô ở một số bộ phận của cơ thể bị viêm hoặc nhiễm trùng, bởi tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ức chế lưu thông máu gây ra các cơn đau. 

   Một số cơn đau quá nghiêm trọng đến mức cần sự trợ giúp của y tế. Một số khác, xảy ra ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, có thể không dữ dội bằng, vì vậy nhiều người bỏ qua chúng cho đến khi quá muộn để điều trị! 

   Dưới đây là 9 cơn đau cảnh báo bạn nên cẩn thận và đi khám càng sớm càng tốt.

   Đau đầu

   Đau đầu được coi là một triệu chứng phổ biến trong các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng. Một số người chỉ cảm thấy đau một bên đầu hoặc thái dương, trong khi những người khác lại đau khắp cơ thể kèm theo cảm giác buồn nôn. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài vài ngày.

   Đau đầu là căn bệnh thường gặp của nhiều người, một số cơn đau đầu được coi là nguy hiểm nhưng một số lại không quá nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tùy theo nguyên nhân gây đau đầu mà có những mức độ nguy hiểm và biến chứng khác nhau nếu có. Tuy nhiên vẫn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức đầu. Thay vào đó, cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe và đi khám nếu gặp các triệu chứng bất thường.

   Đau mỏi cổ

   Đây là triệu chứng khá phổ biến xảy ra do sự tổn thương, chèn ép của đốt sống cổ, cơ, dây chằng và các mô mềm xung quanh. Nó thường biểu hiện ở cổ bằng các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau có thể lan ra sau gáy, tai, thái dương hoặc vai, gây co cứng cơ. Cơn đau trở nên nặng hơn khi bệnh nhân vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

   Theo các thống kê, bệnh đau mỏi cổ gáy phần lớn xảy ra ở người vận động mạnh, dân văn phòng và người lao động nặng nhọc. Do hệ cơ xương suy yếu theo thời gian nên nguy cơ mắc phải triệu chứng này tăng lên theo tuổi tác. Đây là tín hiệu cảnh báo khi cơ thể mệt mỏi, uể oải do phải làm việc quá sức và cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh có thể giúp chúng ta tìm ra được cách chấm dứt cơn đau cổ hiệu quả.

   Đau vai phải, trái

   Chúng ta thường xuyên bị đau vai phải không rõ nguyên nhân vì triệu chứng này dễ dàng biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Cùng với nhịp sống hối hả khiến bạn thờ ơ với các cơn đau khi không tìm hiểu sâu và điều trị tận gốc chúng. Tuy nhiên với các cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như: chấn thương đám rối ở cánh tay, đau thần kinh tọa, căng cơ vùng cổ vai gáy, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Đau nhức vai chủ yếu xảy ra với những người từ 40 đến 60 tuổi.

   Vào ban đêm cơn đau thường trở nặng hơn, đặc biệt là lúc chúng ta bất cẩn nằm nghiêng về bên đau. Những công việc đơn giản hàng ngày lại trở nên khó thực hiện và người bệnh thường gặp khó khăn trong việc cử động hơn do vai đau nhức, đơ cứng. 

   Phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các phương pháp điều trị đau vai gáy ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau. Vì vậy, để được điều trị, bạn phải đến bệnh viện khám sức khỏe để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau. Sau đó nghiêm túc áp dụng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

   Đau chân

   Khi điều gì xảy ra bất thường trong cơ thể dẫn đến đau chân, bệnh nhân có thể bị đau nhức hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều vị trí của chân như gót chân, ngón chân, trên vòm hoặc trong lòng bàn chân.

   Đôi chân là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Phần chân là nơi chịu tất cả trọng lượng cơ thể khi bạn đứng và đi nên cần phải đủ khỏe. Bên trong bàn chân là một cấu trúc phức tạp gồm các xương, gân, cơ và dây chằng. Khi chân đau, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

   Nếu bạn thường đi bộ nhiều, đang làm một công việc đòi hỏi bạn phải đi bộ cả ngày… thì việc thường xuyên bị đau chân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau chân không rõ nguyên nhân kèm theo tê mỏi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý về thần kinh cột sống. Vì vậy, bỏ qua chứng đau chân có thể trì hoãn việc điều trị.

   Đau khớp gối

   Đau khớp gối thường gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến vận động, khiến người bệnh khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Không chỉ là cơn đau thông thường, đau khớp gối còn có thể là cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. 

   Khi cảm thấy đầu gối phát ra tiếng động khi leo cầu thang hoặc xuất hiện những cơn đau khó chịu, đó có thể là chứng thoái hóa khớp, viêm khớp.

   Không những do chấn thương và bệnh lý về xương khớp mà còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh mắc phải chứng đau nhức đầu gối, bao gồm cả lối sống kém lành mạnh. Cụ thể, những thói quen xấu như sử dụng nhiều chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…), thức khuya, lười vận động về lâu ngày sẽ khiến xương khớp dần suy yếu và dễ mắc bệnh. Cùng với việc tăng cân quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến cho khớp gối tổn thương do phải chịu áp lực lớn ngay cả trong sinh hoạt bình thường như đi bộ hoặc chạy nhảy.

    Đau cánh tay

   Nếu đau nhức cánh tay là do va chạm nhẹ hoặc tập luyện, vận động quá mức có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với cơn đau tay trái hay phải xuất hiện bất ngờ và không có nguyên nhân rõ ràng thì rất có thể là mầm mống của các bệnh lý nguy hiểm. Đau cánh tay là triệu chứng của nhiều bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Trong đó ba nguyên nhân gây đau phổ biến nhất được xác định là vận động quá mức, các chấn thương và bệnh lý về xương khớp.

   Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau nhức hai bên tay đều phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và thời điểm được chữa trị. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám khi bạn bị đau nhức cánh tay trái hoặc phải do bệnh lý, vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Đặc biệt như: viêm khớp dạng thấp, gãy xương, đau tim và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tim mạch.

   Đau nhức xương khớp

   Lâu nay, nhiều người lầm tưởng đau nhức xương khớp chỉ là bệnh của những người trung niên, cao tuổi, lao động nặng nhọc. Trên thực tế, ngày nay bệnh diễn biến phức tạp ngay cả ở những người trẻ tuổi. 

   Đau xương khớp là một triệu chứng thường phổ biến ở người lớn tuổi. Đau nhức không chỉ do thay đổi thời tiết, tư thế ngồi, làm việc sai tư thế… mà còn là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, cần được phát hiện sớm để ngăn chặn nguy cơ tàn tật.

   Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi ngày càng nhiều. Nguyên nhân thường là do tư thế ngồi sai, ngồi lâu, ít vận động… Đây đều là những thói quen thời hiện đại khiến tình trạng thoái hóa khớp ngày càng phổ biến. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh như: đau ở thắt lưng, đau vùng vai gáy, đau ở các khớp, đau vùng gót chân,... 

   Đau lưng dưới gần mông

   Cơ lưng hỗ trợ nâng đỡ cơ thể cả phần trên và phần dưới, vì vậy bạn có thể thường xuyên cảm thấy căng cứng hoặc mệt mỏi ở phần lưng!

   Triệu chứng đau lưng dưới gần mông có thể do thói quen sinh hoạt hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một bệnh lý nào đó cần được kiểm tra và điều trị.  Theo thống kê, có đến 75% các trường hợp đau lưng dưới có liên quan đến các bệnh lý.

   Bây giờ, nếu bạn thường xuyên bị đau lưng và ngứa ran ở ngón chân, bàn chân thì có thể bạn đang mắc bệnh về đĩa đệm!

   Tê bì chân tay

   Tình trạng chân tay tê bì ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy tê bì tứ chi như bị kiến bò, châm chích, tê rần trên da. Theo thời gian, người bệnh có thể thường xuyên bị tê chân tay kèm theo các triệu chứng đau nhói như bị kim châm vào da, kiến cắn và đầu ngón chân, ngón tay có thể bị mất cảm giác, tê liệt nếu để kéo dài và không được chữa trị sớm.

   Triệu chứng này thường gặp ở đối tượng người già và phụ nữ mang thai. Chúng có thể một xảy ra tạm thời và biến mất sau một khoảng thời gian nhưng cũng có thể là do những loại bệnh lý khác nhau gây ra như đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đa xơ cứng… 

   Tê bì tay chân thường biến mất sau một vài tuần nếu nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhưng lời khuyên là bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ. Hầu hết những người mắc phải tình trạng này thường nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50.

2. Cách điều trị các cơn đau hiệu quả

   Để đảm bảo an toàn, khi bị mắc các cơn đau, bệnh nhân nên tích cực nghỉ ngơi, kết hợp với các bài tập giảm đau, chườm nóng/ lạnh, massage và điều chỉnh tư thế. Bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau kéo dài hoặc có tiền sử bệnh. Cụ thể:

   Tập thể dục

   Tập thể dục là một cách hiệu quả để giảm đau và nâng cao thể lực cũng như chất lượng cuộc sống. Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng hoạt động thể chất có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau mãn tính. Nếu bạn bị viêm xương khớp, tập thể dục nhịp điệu cũng có thể thúc đẩy giảm cân và giúp giảm căng thẳng cho khớp của bạn. Các bài tập có thể giúp cơ thể chữa lành thoát vị đĩa đệm và tổn thương cột sống. 

   Tập Yoga

   Tập yoga có thể được xem là một cách giảm đau tự nhiên hiệu quả với nhiều người, mang lại lợi ích

  • Đối với chứng đau lưng: các bài tập co duỗi yoga được xem là một trong các phương pháp trị liệu giảm đau, giúp cải thiện, kiểm soát các cơn đau nhức tốt hơn.

  • Đối với cơn đau do căng thẳng hoặc lo lắng: Tập yoga có thể giúp ổn định hơi thở, cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng. 

   Tuy nhiên, đối với những cơn đau liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác như viêm khớp hoặc đau cơ xơ hóa, yoga vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn về những trường hợp này.

   Massage

   Khi nhà trị liệu thực hiện thao tác massage, họ sẽ dùng lực tay xoa bóp và tạo áp lực lên cơ để làm giãn các gân và cơ, giúp cơ thể của bạn thả lỏng, thư thái. Massage cũng làm dịu cơ, cải thiện tình trạng lưu thông lượng máu đến chúng. Bên cạnh đó, massage có ưu điểm là không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng phương pháp này nếu đang bị tim mạch, nhiễm trùng hoặc phát ban da vì tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn. 

   Chườm lạnh và chườm nóng

   Với những vùng đau nhức, sưng viêm, người bệnh có thể chườm đá để xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy, thêm một miếng đệm nóng có thể thư giãn các cơ đang căng thẳng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể mang lại hiệu quả điều trị cao.

   Sử dụng thuốc giảm đau

   Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo sự kê đơn của bác sĩnhư thuốc chống viêm không steroid, paracetamol, corticoid,… để giúp cơn đau của người bệnh giảm thiểu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách chữa cháy tức thì. Cơn đau có thể trở lại và dữ dội hơn sau khi thuốc hết tác dụng.

   Không những vậy, người bệnh dùng thuốc lâu dài khiến dễ phụ thuộc vào thuốc. Một số người còn tự ý tăng liều lượng thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ, gây ra nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến thận, dạ dày.

   Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

   Các giải pháp trên sẽ giúp khắc phục phần nào cơn đau. Để điều trị triệt để các cơn đau, đặc biệt là do chấn thương và bệnh tật, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.


   Tại phòng khám Thầy Pal, các bác sĩ chuyên môn hàng đầu sẽ thăm khám trực tiếp cho  người bệnh, đồng thời có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, chụp MRI xương khớp bị đau để tìm ra nguyên nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp theo nguyên nhân và tình trạng hiện tại của bệnh nhân. 

   Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều bệnh lý về cột sống và cơ xương khớp mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cột sống và cơ thể, các kỹ thuật nắn chỉnh cột sống và các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên biệt sẽ giúp khôi phục các cấu trúc cột sống bị lỗi về vị trí ban đầu, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và cắt giảm cơn đau hiệu quả.

Tin Liên Quan