Trên thế giới: Tại Liên Xô cũ, theo thống kê của Bộ y tế, số bệnh nhân đau dây thần kinh tọa chiêm 50% tổng số bệnh nhân bị bệnh dây thần kinh ngoại biên phải nằm điều trị tại bệnh viện. Tại Mỹ, đau thần kinh tọa chiếm 5% sô người trưởng thành, và theo Toufexis.A có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng hông trong 1 năm.

   Trong nước: Theo Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân (sinh năm 1937) hiện là Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam, hội chứng thắt lưng hông (đau thần kinh tọa) là một hội chứng thường găp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số, chiếm 17% số người trên 60 tuổi và chiếm tới 11,42% bệnh nhân đã điều trị ở khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai trong vòng 10 năm (1991- 2000), đứng vị trí thứ hai sau viêm khớp dạng thấp. Bệnh án đau thần kinh tọa một bên, thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 60 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   Vậy đau thần kinh tọa là gì? Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào? Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa như thế nào cho đúng? Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa như thế nào? Hãy cùng phòng khám Thầy Pal tìm hiểu cặn kẽ và dành cho mình câu trả lời nhé!


1. Đau thần kinh tọa là gì?

   1.1. Y học hiện đại

   Đau thần kinh tọa hay còn được gọi là đau thần kinh hông to, là một hội chứng của biểu hiện cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi/ sau đùi, mặt trước ngoài/ sau cẳng chân, mắt cá ngoài, gân gót, và tận các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà hướng của đau có thể khác nhau.

   1.2. Y học cổ truyền

   Theo YHCT, đau thần kinh tọa có biểu hiện giống với mô tả Tọa cốt phong. Đây là bệnh chứng được ghi nhận từ rất sớm trong các sách kinh điển của Y học cổ truyền: Hoàng đế nội kinh Tố Vấn, Châm cứu giáp ất kinh ( Hoàng Phủ Mật), Hồng Nghĩa giác tự y thư (Tuệ Tĩnh), Châm cứu đại thanh (Dương Kê Châu). Theo đó Tọa côt phong được mô tả có đăc điểm: đau ở thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

   2.1. Y học hiện đại

   Nguyên nhân thường gặp nhất đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (chiếm khoảng 90%), ngoài ra do bất thường cột sống thắt lưng cũng như: thoái hóa cột sống, viêm nhiễm tại chỗ cột sống thắt lưng, ung thư di căn cột sống, dị dạng bẫm sinh, bệnh lý tủy sống hoăc một số nguyên nhân hiếm, khó chẩn đoán (dãn tĩnh mạch quanh rể, phì đại dây chằn vành..). Những nguyên nhân cụ thể như sau:

      2.1.1. Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

   Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân rất thường gặp của đau thần kinh tọa, thường xảy ra ở đĩa đệm tầng L4-L5 và tầng L5-S1, vi hai tầng đĩa đệm này là bản lề vận động chính của cột sống.

   Yếu tố chấn thương (cấp, mãn, vi chấn thương) là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên việc chấn thương gây ra thoát vị đĩa đệm chỉ xảy ra khi bệnh nhân bị những bệnh lý thoái hóa đĩa đệm (lão hóa) hay thứ phát xảy đến ở một mức độ nào đó sẽ không chịu đựng được áp lực chấn thương nhẹ hay một tác động nhẹ mà gây thoát vị đĩa đệm.

      2.1.2. Đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng

   Thoái hóa cột sống thắt lưng liên quan đến khoang đĩa đệm, khớp liên mâu hoăc các mô nâng đỡ và mô mềm xung quanh dẫn đến các bệnh lý trên gây chèn ép rễ thần kinh.

      2.1.3. Đau thần kinh tọa do trượt đốt sống

   Sự trượt đốt sống thường trượt về phía trước của đốt sống phía trên so với đốt phía dưới. Bệnh lý thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Trượt đốt sống thường đi kèm với thoái hóa cột sống, bệnh hẹp ống sống gây chèn ép các rễ thần kinh tầng L5, S1 gây ra đau thần kinh tọa.

   Nguyên nhân gây ra trượt đốt sống:  do loan san, do khuyết eo đốt sống, do thoái hóa, thứ phát sau bệnh xương, u, do chấn thương.

      2.1.4. Đau thần kinh tọa do viêm cột sống

   Tổn thương viêm cột sống gây hẹp lỗ liên hợp, hẹp ống sống chèn ép các rễ thần kinh. Đau thắt lưng hông có đặc điểm tăng lên khi vận động và thường không có sự tương xứng giữa lâm sàng và chụp X-quang.

   Nguyên nhân do tụ cầu (thường gặp sau các nhiễm trùng ngoài da, tiết niệu, phổi…) hoặc do lao cột sống.

      2.1.5. Đau thần kinh tọa do viêm cột sống dính khớp

   Đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống làm cho cứng khớp đốt sống hoàn toàn và cứng gân như hoàn toàn khớp ở gốc tứ chi vơi sự nguyên vẹn của khớp xương nhỏ.

   Khác với bệnh viêm đốt sống, bệnh viêm cột sống dính khớp thường âm thầm tiến triển với những biểu hiện như đau thắt lưng ở hông và mông, cứng khơp cột sống vào mỗi buổi sáng, gặp ở nam giới trươc 40 tuổi, đau tăng về đêm và không đỡ đau khi nghỉ.

   X-quang thấy các đốt sống dính với nhau (cầu xương), mất khe khớp tạo nên hình ảnh “ đốt tre” khi các dây chằng bị vôi hóa.

      2.1.6. Đau thần kinh tọa do chấn thương

   Chấn thương trực tiếp vào dây thân kinh tọa, gẫy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu…

      2.1.7. Cơ chế bệnh sinh bệnh đau thần kinh tọa theo y học hiện đại

   Bệnh Đau thần kinh tọa hầu hết là do sự chèn ép các dây thần kinh thắt lưng tầng L4 hoặc L5 hoặc dây thần kinh xương cùng cụt S1 hoặc dây thần kinh xương cùng cụt S2 hoặc S3 hoặc sự chèn ép dây thần kinh tọa sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Trên 90% các trường hợp bị bệnh đau thần kinh tọa, đều do phình hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống. Đĩa đệm cột sống gồm nhân xơ bên ngoài và một nhân nhày tủy bên trong.

   Các sợi cơ tạo thành một vòng cứng xung quanh cùi nhân đâu trong quá trình phát triển của con người, và các chất dạng keo của cùi nhân do đó được chứa trong đĩa. Đĩa đệm ở giữa các đốt sống giúp tăng sự ổn định, dẻo dai của cột sống và cho phép các rễ thần kinh có lối thoát ra ngoài đúng cách thông qua các khoảng trống ở giữa các đốt cột sống từ tủy sống. Khi con người già đi, các sợi cơ tim yếu dần đi, trở nên kém cứng hơn, do đó nó có nguy cơ bị rách ra nhiều hơn.

   Một khi có một vết rách trong nhân xơ, nhân nhày tủy có thể trồi thoát ra bên ngoài qua các vết rách và chèn ép các dây thần kinh cột sống ở bên trong tủy sống, các dây thần kinh đệm hay thoát ra ngoài các rễ thần kinh, dẫn đến tê, viêm, hoặc đau dữ dội. Tiếp đó, tình trạng như viêm mô cột sống sẽ lan sang các khớp lân cận và gây ra hội chứng nghiêng,  đặc trưng bởi những cơn đau lưng dướiđau tê sau đùi.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   2.2. Y học cổ truyền

   Nguyên nhân của Tọa cốt phong có thể do ngoại tà ( Phong, Hàn, Thấp) phạm kinh Bàng quang, kinh Đởm hoặc do nội thương bệnh lâu ngày ảnh hưởng chức năng tạng Can, tạng Thận, hoặc do bất nội ngoại nhân ( lao động quá sức, mang vác nặng, tư thế làm việc không đúng..):

      2.2.1. Đau thần kinh tọa do do ngoại nhân

   Thường do các tà khí Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm phạm vào hai kinh túc Thái dương Bàng quang và túc Thiếu dương Đởm làm cản trở sự vận hành của khí huyết mà gây nên đau dọc theo đường kinh. Có đôi khi bệnh tại kinh túc Dương minh Vị, hoặc một số kinh âm.

      2.2.2. Đau thần kinh tọa do do bất nội ngoại nhân

   Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, do tư thế làm việc không đúng, té ngã chấn thương vùng thắt lưng… làm cho khí trệ, huyết ứ mà gây đau.

      2.2.3. Đau thần kinh tọa do do nội thương

   Chính khí suy yếu do bệnh lâu ngày, ảnh hưởng chức năng tạng Thận, tạng Can, rối loạn sự vận hành khí huyêt, kinh khí bị trở trệ dọc theo chi dưới gây đau.

      2.2.4. Cơ chế bệnh sinh đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền

   - Bâm tô cơ thể hư nhược, tấu lý thừa hở, dinh vệ bất cố (không bền chăt). Phong hàn thấp tà thừa lúc tấu lý sơ hở xâm phạm cơ thể làm trở trệ huyết mạch kinh lạc, gây ra bệnh cảnh Phong hàn thấp tỵ. Trong Thái bình thánh huệ phương có chỉ ra: “Bì phu vùng thắt lưng, mông đùi đau do khí huyết ở bì phu tấu lý hư yếu, sơ hở mà bị cảm nhiễm phong han”. Từ đó giải thích ngoại cảm Phong hàn thấp tà khi xâm phạm bì phu, kinh lạc làm dinh vệ khí huyết tắc trở gây ra đau.

   - Bâm tô hư nhược, ba tà khí Phong-hàn-thấp cùng nhau xâm phạm cơ thể nhưng hàn tà và thấp tà nhiều hơn, gây ra bệnh cảnh Hàn thấp tỵ. Hàn là âm tà, tính chất ngưng trệ, chủ về co rút, hàn nhiều thì biểu hiện các chi, các khớp (quan tiết) lanh đau, co rút. Thấp là âm ta, tính chất nặng đục, dính trệ, thấp tà xâm phạm biểu hiện các chi, các khớp sưng, nặng, chỗ đau không di chuyển.

   - Bâm tô cơ thể Dương thịnh: cơ thể người bệnh trong có nhiệt uẩn kết, bên ngoài cảm thử phong hàn thấp tà, hỏa nhiệt, đi vào trong (nhập lý), hoặc phong hàn thấp tà uất lại lâu ngày hóa nhiệt, hoặc thấp nhiệt tà trực tiếp xâm phạm vào bên trong đều có thể dẫn đến thấp nhiệt gây trở trệ khí huyết kinh mạch, gây ra bệnh cảnh Thấp nhiệt tỵ.

   - Té ngã chấn thương: bê vật nặng, té ngã, vùng thắt lưng bị tổn thương gây ra khí huyết ứ trệ kinh mạch. Trong Tố vấn thiên “Thích yếu thông luận” có viết: “Chấn thương các lạc của kinh mạch làm thắt lưng đau, không thể cúi ngữa, ngữa ra thì sợ tứ ngã là do bê vật quá nặng làm tổn thương thắt lưng”, hoặc do bệnh Tỳ lâu ngày không khỏi, tà khí tắc trở, khí huyết không thông, huyết ứ trở trệ, chi khớp sưng đau, vị trí đau cố định, không di chuyển, sinh ra bệnh cảnh Ứ huyết tỳ trở.

3. Dấu hiệu đau thần kinh tọa

  • Đau thần kinh tọa do phong hàn tý (Phong hàn tắc trở kinh lạc)

   Đau di chuyển, trời mưa lạnh đau tăng, chườm nóng đau giảm lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

  • Đau thần kinh tọa do hàn thấp tý (Hàn thấp tắc trở kinh lạc)

   Đau kèm cảm giác nặng nề khó xoay trở, nhất là sau ngủ dậy, nghỉ ngơi đau, không giảm thậm chí đau tăng, ngày nhẹ đêm nặng, trời mưa lạnh đau tăng, chườm nóng giảm, lưỡi nhạt, rêu trắng nhợt, mạch huyền khẩn.

  • Đau thần kinh tọa do thấp nhiệt tý (Thấp nhiệt bế tắc kinh lạc)

   Lưng chân đau, cảm giác nóng, cơ thể nặng nề, miệng khô, không muốn uống, tiểu tiện ít, vàng sậm, đại tiện bí, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, nhớt, mạch hoạt sác.

  • Đau thần kinh tọa do khí trệ huyết ứ kinh lạc

   Đau dữ dội, đau ở một số vị trí cố định, đau cự án, vận động nghỉ ngơi đều đau, cúi ngữa xoay trở đều đau, chất lưỡi tối hoăc có điểm ứ huyết, mạch trầm/ huyền sáp

  • Đau thần kinh tọa do can thận âm hư

   Đau âm ỉ, đau thiện án, vân động đau tăng, nghỉ ngơi đau giảm, khát nước uống nhiều, táo bón, nước tiểu vàng đậm, ngủ khó vào giấc, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng, mạch trầm.

  • Đau thần kinh tọa do thận dương hư

   Đau âm ỉ, đau thiện án, vận động đau tăng, nghỉ ngơi đau giảm, tự hãn, tóc rụng nhiều, bạc sớm, răng yếu hoăc rụng sớm, người sợ lạnh, mach trầm.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

4. Những biến chứng đau thần kinh tọa nếu không điều trị kịp thời

   Nếu không được điều trị hiệu quả, các cơn đau thần kinh tọa sẽ kéo dài, lâu dần khiến các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, hàng loạt các biến chứng phức tạp có nguy cơ sẽ phát sinh theo, như:

   4.1. Đau thần kinh tọa gây đau nhức mãn tính

   Nếu những cơn đau do chèn ép dây thần kinh tọa diễn ra trong thời gian dài, chúng sẽ chuyển thành tình trạng bệnh đau thần kinh tọa mãn tính. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây cho họ gần như lệ thuộc vào thuốc giảm đau để có thể vượt qua những cơn đau .

   Nhưng đi kèm đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau khiến bệnh nhân có nguy cơ lớn đối mặt với vấn đề chức năng của một số cơ quan nội tạng bị suy giảm, như gan, thận và tổn thương dạ dày với những dấu hiệu đau, ợ nóng hoặc nặng hơn thậm chí là loét.

   4.2. Đau thần kinh tọa gây lo lắng, bất an và trầm cảm

   Các cơn đau mãn tính dường như đều liên quan đến tình chí vấn đề căng thẳng, lo lắng,  thậm chí là trầm cảm. Thực hành liệu pháp n tập luyện thư giãn có thể giúp xoa dịu tình trạng căng thẳng cũng như đau xương nhức mõi lâu ngày.

   4.3. Đau thần kinh tọa gây chứng thả bàn chân (chân rũ rượi)

   Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị suy nhược cơ, dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động một phần của bàn chân, lúc đó các ngón chân kéo lê trên mặt đất mỗi khi di chuyển. Tình trạng như vậy gọi là chân rũ rượi hay chứng thả bàn chân.

   4.4. Đau thần kinh tọa gây ra những vấn đề sức khỏe ở hai hông hoặc đầu gối

   Người đau dây thần kinh tọa lâu ngày thường ảnh hưởng đến đầu gối

   Những cơn đau thần kinh tọa ở khu vực thắt lưng dưới sẽ làm cho dáng đi của bệnh nhân thay đổi. Điều này đã tạo thêm áp lực đè nặng lên hông và đầu gối , lâu dần dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   4.5. Đau thần kinh tọa gây tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng

   Nhân nhày đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa nhưng thực tế, tình trạng đau thần kinh tọa trong thời gian dài có nguy cơ khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn và tiếp tục tạo sức ép đè lên các dây thần kinh.

   4.6. Đau thần kinh tọa gây suy giảm chức năng ruột hoặc bàng quang

   Cũng có trường hợp tình trạng chấn thương dây thần kinh tọa ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát bàng quang hay ruột của người bệnh. Nếu có vấn đề này phát sinh, người bệnh cần mau chóng kịp thời gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và chữa trị kịp thời.

   4.7. Tê liệt ở chân bị ảnh hưởng

   Các dấu hiệu cảnh báo vấn đề đau thần kinh tọa thường hay biểu hiện ra ở một bên chân. Nếu tình trạng những triệu chứng này kéo dài, chân bị ảnh hưởng nặng nề có nguy cơ nhanh chóng xảy ra tình trạng tê liệt. Trường hợp này cần khẩn cấp đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và chữa trị ngay lập tức.

5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

   Nguyên nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng. Theo Y học hiện đại (YHHĐ), ở lứa tuổi trung niên, đĩa đệm bị thoái hóa. Về nguyên tắc, phương pháp điều trị bằng can thiệp ngoại khoa để lấy nhân nhày bị thoát vị, giải phóng các rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của phần đĩa đệm thoát vị được coi là một biện pháp điều trị giải quyết căn nguyên triệt để. Nhưng liệu có điều trị thoát vị đĩa đệm được không?

   Theo Y học cổ truyền (YHCT) thì đau là do kinh lạc bị tắc trở khiên khí huyết không lưu thông gây đau. Châm cứu, tác động cột sống, dưỡng sinh thông qua tác động vào huyệt đạo và kinh lạc có tác dụng điều khí hoạt huyết, thông được kinh lạc giúp làm giảm đau, điều hòa các chức năng tạng phủ nhờ vậy có thể chữa khỏi được bệnh đau thần kinh tọa.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   Trên thực tế, không phải luôn giải quyết được tiệt căn do các phần còn lại của đĩa đệm có thể tiếp tục thoát vị, gây tái phát sau mổ, đăc biệt ở các bệnh nhân lao động nặng, không có các biện pháp tránh áp lực quá mức lên đĩa đệm. Hơn nữa, một số tai biến do phẫu thuật đau thần kinh tọa, hậu quả do xơ hóa cũng là những hạn chế trong phẫu thuật. Vì vây, mục tiêu điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa bảo tồn luôn được các thầy thuôc lâm sàng đặt lên hàng đầu với các phác đồ sữ dụng giản cơ kết hợp kéo giản cột sống.

   Các nhóm thuốc giảm đau chống viêm của YHHĐ (nhóm thuốc điều trị chính) có tác dụng giảm đau rất mạnh nhưng vẫn còn nhiều tác dụng không mong muốn. Thời gian gần đây đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu và áp dụng các bài thuốc YHCT cũng như các phương pháp không dùng thuốc của YHCT (châm cứu, tác động cột sống, dưỡng sinh...) vào điều trị đau thân kinh tọa do TVĐĐ. Và phương pháp thầy Pal là liệu pháp độc quyền Việt Nam về nắn chỉnh cột sống- điều trị đau thần kinh tọa không phẫu thuật, không xâm lấn, không tác dụng phụ.

6. Chữa đau thần kinh tọa từ gốc bệnh bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   PHƯƠNG PHÁP THẦY PAL là phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng tay, không xâm lấn, hướng đến sự phục hồi tự nhiên mà không cần dùng thuốc thoái hóa cột sống hay phẩu thuật, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh là cột sống. Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người , các chuyên gia, bác sĩ bên phòng khám Thầy Pal sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân tùy theo hội chứng bệnh sau khi thăm khám trực tiếp trên bệnh nhân.

   6.1. Thủ thuật làm mềm cơ 

  • Làm mềm cơ dọc
  • Làm mềm cơ ngang
  • Tách , mỡ giãn tạo khe khớp cho cột sống 

   6.2. Thủ Thuật tác động cột sống

  • Nắn chỉnh lại những vị trí đốt xương sai lệch, tạo khoảng trống cho đĩa đệm tự lui về.
  • Tạo lại biên độ dao động cho cột sống.
  • Kết hợp những động tác cơ bản của Chiropractic định hình lại cấu trúc cột sống.
  • Cân bằng bằng máy đánh cơ chuyên dụng.
  • Đắp cao nóng và gối thảo dược, Châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái , dễ chịu.
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân những tư thế đúng, phù hợp với từng bênh lý.

Chữa đau thần kinh tọa tận gốc bằng phương pháp nói không với phẫu thuật

   Bên cạnh châm cứu đau thần kinh tọa phương pháp thầy Pal còn có những phương pháp giáo dục sức khỏe khuyên răng bệnh nhân nhưng việc nên làm và không nên làm để không làm nặng thêm triệu chứng bệnh,những bài tập chữa đau thần kinh tọa giúp cải thiện được triệu chứng đau thần kinh tọa.


   Phòng khám thầy Pal luôn luôn trao dồi vốn kiến thức trong trị liệu, cố gắng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho người bệnh để rút ngắn thời gian trị liệu và cho kết quả tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 09 878 878 91
  • Địa chỉ phòng khám: Số 8 Lô O, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 19h00 | Thứ 7: 8h00 - 18h00