Khi điều gì xảy ra bất thường trong cơ thể dẫn đến đau chân, bệnh nhân có thể bị đau nhức hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều vị trí của chân như gót chân, ngón chân, trên vòm hoặc trong lòng bàn chân.

   Đôi chân là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Phần chân là nơi chịu tất cả trọng lượng cơ thể khi bạn đứng và đi nên cần phải đủ khỏe. Bên trong bàn chân là một cấu trúc phức tạp gồm các xương, gân, cơ và dây chằng. Khi chân đau, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.


    Vậy để hiểu rõ hơn vì sao bạn lại gặp phải tình trạng này và khi bị đau chân phải làm sao? Bạn hãy đọc để cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

1. Nhận biết đau chân và các triệu chứng đi kèm

   Bàn chân là trụ cột của cơ thể với hơn 2.000 tuyến nội tiết và hơn 7.200 dây thần kinh, cùng nhiều động mạch và tĩnh mạch quan trọng. Vì bàn chân là bộ phận thường xuyên phải chịu nhiều áp lực trong mọi hoạt động như đi lại, vận động… nên nếu không chăm sóc tốt cho đôi chân của bạn sẽ rất dễ bị các chấn thương. Đau chân thường được nhận biết bằng các tín hiệu và triệu chứng đi kèm sau đây:

- Mỏi chân khi đứng quá lâu hoặc lòng bàn chân bị đau, rát.

- Đau từ các đốt ngón chân đến vùng gót chân.

- Sưng, đau và tê cứng khi bị bong gân khớp mắt cá chân hoặc tổn thương khớp ngón chân.

- Bàn chân xuất hiện tình trạng bầm tím và đỏ.

- Tê ngứa hoặc đau ngón chân.

- Các khớp co cứng vào buổi sáng, khó khăn khi di chuyển, đi lại.

- Mức độ đau nhức ở hai bàn chân tăng dần lên khi bạn vận động mạnh (đi, đứng, chạy bộ).

2. Các bệnh lý gây đau chân phổ biến nhất

   Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chân đau nhức. Các nguyên nhân này có thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như các vị trí đau chân. Dưới đây là một số nguyên nhân do bệnh lý thường gặp theo từng vị trí đau:

   Bệnh động mạch ngoại biên:

   Với bệnh lý này, do động mạch bị thu hẹp lại nên lượng máu tuần hoàn dẫn đến các chi (đặc biệt là chân) không có đủ để chi hoạt động như bình thường, khiến người bệnh cảm thấy tê, yếu hoặc chuột rút khi đi bộ và lạnh ở chân. Một số trường hợp có thể giảm thiểu các biểu hiện của bệnh bằng cách thay đổi thói quen xấu như bỏ hút thuốc. Tuy nhiên, nếu áp dụng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị bệnh hoặc giúp giảm đau, nặng hơn là có trường hợp cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật. 

   Thuyên tắc tĩnh mạch sâu:

   Tình trạng này gây ra do có cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch ở đùi hoặc cẳng chân. Do bệnh không có nhiều biểu hiện rõ rệt nên khó chẩn đoán, một số trường hợp người bệnh có thể gặp tình trạng chân bị sưng đau, cảm thấy ấm ở chân và đỏ da. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Trong một số trường hợp, thuyên tắc tĩnh mạch sâu sẽ tạo ra cục máu đông, khi cục máu đông vỡ thành những mảnh nhỏ sẽ đến phổi theo đường máu và gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, đây là tình trạng rất nguy hiểm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh để ngăn cục máu đông hình thành. Nếu có, cục máu đông sẽ không phát triển lớn hơn hoặc vỡ ra. 

   Hẹp ống sống:

   Điều này xảy ra khi một không gian hẹp trong cột sống chèn ép các dây thần kinh trong ống sống, gây ra các triệu chứng như đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở chân. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như kể trên thì hãy gặp bác sĩ ngay. Để giảm cơn đau, người bệnh có thể được sử dụng thuốc và tập các bài tập vật lý trị liệu, nhưng nếu các biện pháp này không hiệu quả thì bạn sẽ cần phải phẫu thuật.

   Đau dây thần kinh tọa:

Đau dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, cơn đau kéo dài từ tủy sống và vùng hông tới bàn chân. Nguyên nhân phổ biến người bệnh thường mắc phải là do bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa. Đa số triệu chứng xuất hiện từ từ, đau cột sống lưng rồi lan xuống mông, xuống đùi cho đến cẳng bàn chân. Việc dây thần kinh bị chèn ép do lệch đĩa đệm kéo dài, không được điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ bị hạn chế và mất dần khả năng vận động. Bên cạnh đó còn kèm theo các bệnh xương khớp nguy hiểm khác như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống,...

   Viêm khớp:

   Viêm khớp là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến các xương khớp, gây đau, sưng và co cứng khiến người bệnh khó vận động, di chuyển hoặc khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm khớp có thể thuyên giảm bằng cách tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý. Ngoài ra, chườm nóng hoặc chườm đá lên các khớp bị đau để giảm sưng đau.

   Bệnh lý thần kinh ngoại biên:

   Khi các dây thần kinh truyền thông điệp đến và đi từ não bị tổn thương dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường, nhưng các bệnh khác, thuốc men, chấn thương hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên này.  Nếu bệnh này gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở chân, người bệnh có thể gặp tình trạng cảm giác như bị châm chích hoặc kiến bò rần rần, chân bị tê hoặc yếu. Bác sĩ sẽ điều trị theo tình trạng và chỉ định thuốc giảm đau khi bệnh nhân có nhu cầu.

   Bàn chân bẹt:

   Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây đau lòng bàn chân phổ biến ở người lớn và trẻ em. Cấu trúc bàn chân bình thường có hình vòm cong để duy trì sự cân bằng của toàn bộ cơ thể. Đối với những người có bàn chân bẹt, bạn sẽ không nhìn thấy vòm cong. Do đó, để giữ thăng bằng cho cơ thể khi đi, chạy, nhảy thì hệ thống cổ chân, đầu gối, hông và cột sống đều phải xoay lệch. Cho đến khi hệ thống khung xương không thể chịu tải áp lực, người bệnh sẽ dần bị đau cổ chân, gót chân, đau khớp gối và xuống thắt lưng, thậm chí là đau cổ gáy.

   Bong gân:

   Tổn thương này xảy ra khi mô liên kết giữa xương với xương được gọi là dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Bong gân cổ chân là vùng thường gặp nhất với các biểu hiện như sưng, đau mắt cá chân, không đứng được hoặc đứng rất khó khăn. Bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để chụp X-quang và kiểm tra xem có bị gãy xương hay không.

   Căng cơ:

   Căng cơ xảy ra khi tình trạng cơ bị kéo căng quá mức bình thường. Tình trạng này thường xảy ra đối với các vận động viên điền kinh hoặc vận động viên. Cơn đau dữ dội và bắt đầu ngay lập tức, và các cơ ở khu vực căng cảm thấy rất mềm khi chạm vào. Cách điều trị tốt nhất là chườm đá trong 20 phút mỗi lần, vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau.

   Chuột rút:

   Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân với tình trạng căng cơ đột ngột và đau dữ dội.Khi bạn già đi hoặc bạn ra ngoài trong thời tiết nóng bức nhưng không uống đủ nước, chuột rút có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn. Chuột rút thường tự biến mất và không phải là dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn tình trạng này xảy ra thường xuyên.

3. Cảnh báo dấu hiệu đau nhức chân nghiêm trọng

   Đau mỏi chân có thể chỉ nhẹ mà không cần chăm sóc y tế nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần chú ý một số triệu chứng ở dưới đây để có thể tự đánh giá được tình trạng của mình, từ đó quyết định xem khi nào cần đi khám:

   Cần sự chăm sóc của y tế ngay lập tức

   Khi có các biểu hiện dưới đây:

- Sưng tấy nghiêm trọng.

- Đau nhức chân dữ dội.

- Đỏ, sưng hoặc ấm khi chạm vào bàn chân.

- Có vết thương hở hoặc chảy mủ.

- Có dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ như: sốt trên 38 độ C, mẩn đỏ, ấm và đau ở vùng chân bị ảnh hưởng.

- Không thể đi bộ hoặc đứng.

- Chân bị biến dạng.

- Bị tiểu đường và có vết thương không lành hoặc sâu.

   Lên lịch thăm khám

   Khi có các biểu hiện dưới đây:

- Sưng tấy mà không có biểu hiện thuyên giảm sau 2-5 ngày điều trị tại nhà.

- Đau dai dẳng không hết sau vài tuần.

- Đau rát, tê bì hoặc ngứa râm ran, đặc biệt là ở hầu hết hoặc toàn bộ chân.

4. Cách điều trị đau chân hiệu quả

   Mẹo giảm đau chân tại nhà

   Nghỉ ngơi: Cần nên để bàn chân được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá mạnh cho đến khi cơn đau được giảm hẳn. Sau đó, bạn thực hiện dần dần các vận động chân nhẹ nhàng tại chỗ như đi bộ, đi bước nhỏ… Sau khoảng 2-3 ngày, nếu cơn đau đã giảm, bạn nên cố gắng di chuyển chân nhiều hơn và có thể duy trì lại các thói quen thường ngày bao gồm việc đi học và đi làm để tránh tình trạng cứng khớp. Sau khi chân đã đỡ bị sưng tấy, viêm, bạn có thể thực hiện chườm nóng.

   Massage bàn chân: Đây là một trong số những cách hết mỏi chân, giúp làm giảm đau nhức bàn chân, lưu thông tuần hoàn máu mà bạn nên áp dụng mỗi ngày. Thông qua việc massage, bạn sẽ giúp máu được lưu thông đưa đến các khớp tốt hơn, giúp đôi chân được di chuyển linh hoạt. Nếu massage ở lòng bàn chân, trong khi xoa bóp có thể sử dụng thêm dầu gió để giúp bôi trơn da, massage dễ dàng hơn, giảm các cơn đau giữa lòng bàn chân.

   Chườm lạnh: Điều này có thể làm giảm tình trạng viêm gây đau nhức chân. Do đó, bạn nên đổ đầy đá viên vào túi ni lông rồi chườm lên những vùng bị đau, sưng tấy khoảng 20 phút và đều đặn ngày 2-3 lần. 

   Sử dụng thuốc giảm đau

   Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm tình trạng viêm, đau mà bạn có thể thử là acetaminophen (Paracetamol), naproxen sodium và ibuprofen. Bạn có thể sử dụng thuốc này trong vài tuần để giúp giảm cơn đau, viêm khớp chân nhanh chóng. Tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá nhiều khiến tổn thương cho cơ quan nội tạng như suy thận, suy gan, đau dạ dày…

   Trị liệu thần kinh cột sống

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bàn chân là do cấu trúc cột sống lưng bị sai lệch dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia sẽ tiến hành trị liệu thần kinh cột sống giúp nắn chỉnh cấu trúc lệch lạc trở về vị trí tự nhiên ban đầu, giảm chèn ép lên dây thần kinh, hỗ trợ điều trị đau nhức hiệu quả. Sau mỗi đợt điều trị, rõ ràng bệnh nhân sẽ cảm nhận được những chuyển biến tích cực. Kết thúc liệu trình, nhiều bệnh nhân đã khỏi hẳn bệnh đau thần kinh tọa, chân không còn tê mỏi, sinh hoạt bình thường.

   Hầu hết mọi người (80-90%) hoàn toàn khỏi bệnh đau thần kinh tọa mà không cần phẫu thuật. Hiện nay đa số các trường hợp, dây thần kinh không bị tổn thương mãi mãi và các bệnh nhân sẽ phục hồi trong khung thời gian 3 tuần đến 3 tháng.

   Phương pháp Chiropractic là cách trị đau thần kinh tọa rất an toàn, không phải uống thuốc hay phẫu thuật mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng trong suốt quá trình điều trị. Bệnh nhân sẽ cảm nhận một cách rõ rệt những thay đổi tích cực sau từng buổi trị liệu chuyên sâu. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân đã khỏi dứt điểm cơn đau thần kinh tọa, chân không còn đau nhức, tê bì và cơ thể có thể vận động bình thường.

   Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được giới y khoa đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh lý về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa,… 

   Hiện đã có hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh lý điều trị thành công, đã được phục hồi và cải thiện vấn đề bị suy giảm chức năng bàn chân tại phòng khám thầy Pal. Liệu trình điều trị bàn chân của phòng khám thầy Pal là sự kết hợp giữa phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, châm cứu và vật lý trị liệu, với sự hỗ trợ tối đa của trang bị máy móc và thiết bị hiện đại.

Tin Liên Quan