Bệnh cơ xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng là một bệnh lý dai dẵn, âm ỉ và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các cơn đau nhức, tê buốt, khó chịu âm ỉ kéo dài. Khiến người bệnh khó ngủ, trằn trọc hàng đêm. Làm sao để có thể thoải mái vận động và điều trị dứt điểm được căn bệnh thoái hóa cột sống mà không phải mất quá nhiều thời gian và công sức?… Cùng Phương pháp thầy Pal tìm hiểu để hiểu rõ về bệnh này không chỉ để chữa bệnh mà còn để phòng bệnh không để bệnh tiến triễn nặng thêm.


1. Thoái hóa cột sống là gì?

   Bệnh thoái hóa cột sống là quá trình bệnh lý ở các đốt sống, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, hông và lan xuống các chi (tay, chân). Thoái hóa cột sống là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, và thường gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ đoạn C5-C6-C7, và thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5,S1.

2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống

   Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống. Hiện tại xu hướng thoái hoá cột sống ngày càng trẻ hoá, người trẻ bị thoái hoá cột sống càng nhiều, có những ca 25 tuổi đã được chuẩn đoán thoái hoá cột sống. Vậy nguyên nhân thoái hóa cột sống từ đâu?

  • Quy luật lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Cùng với đó, tuổi tác càng cao đi đôi với việc cấu trúc cột sống càng suy yếu, với các dấu hiệu như đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ hoặc các mô sụn bị hao mòn.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày: Tư thế ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, gập cổ hoặc vận động thể thao không đúng cách cững là những yếu tố đẩy nhanh các giai đoạn thoái hóa cột sống. Do đó mỗi chúng ta hằng ngày cần tìm hiểu và thực hành các bài tập thoái hóa cột sống.

  • Đặc thù của công việc: Những người làm công việc văn phòng do môi trường, khí hậu, ăn uống, ở trong máy lạnh liên tục ít tiếp xúc với ánh nắng, kèm theo những công việc đứng nhiều, ngồi nhiều, cuối đầu xem điện thoại hoặc máy tính sai tư thế liên tục trong thời gian dài, ít quan tâm tới sức khoẻ cũng như cột sống. Cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Thể trạng: Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
  • Thoái hóa cột sống do chấn thương: Do hoạt động thể lực mạnh, có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân thoái hóa cột sống.
  • Sinh lý: Phụ nữ sau khi mãn kinh từ 5 năm trở lên nguy cơ loãng xương cao cũng là một trong những nguyên nhân thoái hóa cột sống.
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, nguy cơ mắc bệnh xương khớp cũng tăng lên. Cùng với đó, thoái hóa cột sống còn xuất phát vì thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc thói quen lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là nguyên nhân vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn khỏe mạnh và chắc chắn . Mỗi chúng ta cần chuẩn bị cho mình kiến thức về "thoái hóa cột sống nên ăn gì?".

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống

  • Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm, khó khăn khi vận động. Triệu chứng đau, tê có thể lan xuống một bên vai, cánh tay, ngón tay, đầu gối hoặc hai chân.
  • Thoái hóa cột sống có kèm theo sốt, khó thở,mệt mỏi và những cơn đau co thắt dạ dày.
  • Triệu chứng đau cột sống âm ỉ, cùng với cơn đau có tính chất cơ học (thường đau tăng khi vận động và giảm xuống khi được nghỉ ngơi).
  • Yếu hoặc tê bì chân tay rối loạn cảm giác. Bệnh ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Những dấu hiệu này gặp cả ở thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa cột sống cổ.

  • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ là dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ
  • Bệnh nhân có cơn đau đột ngột, đột nhiên xuất hiện sau khi vận động mạnh, bê vác vật nặng
  • Bệnh nhân gặp khó khăn khi xoay người, vặn, gập người
  • Thoái hóa cột sống thường xuất hiện tiếng lục cục khi di chuyển, leo cầu thang, vận động

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

   Điều trị thoái hóa cột sống nếu không kịp thời và đúng cách có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe của người bệnh, cụ thể như sau:

   4.1. Chèn ép dây thần kinh

   Khi bị thoái hóa cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm, đốt sống mọc gai xương gây chèn ép rễ thần kinh, các dây thần kinh xung quanh, phát sinh đau nhức vùng vai gáy, bả vai và cả cánh tay, đầu gối và cả chân khiến việc cầm nắm, đi lại và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

   4.2. Gây hẹp ống sống

   Khi bị bệnh thoái hóa, cột sống có thể sẽ biến dạng, chèn ép vào tủy sống khiến không gian ống tủy hẹp lại, với những trường hợp nặng có thể gây khó thở, táo bón, rối loạn đại tiểu tiện, …
   Vậy bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Phòng khám Thầy Pal tự hào với phương pháp độc quyền đã chữa được hàng nghìn ca bệnh thoái hóa cột sống với các giai đoạn thoái hóa cột sống khác nhau từ cấp tính đến mãn tính.

5. Phương Pháp Thầy Pal: Cách trị thoái hóa cột sống từ gốc bệnh

   PHƯƠNG PHÁP THẦY PAL là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa cột sống cổ bằng tay, không xâm lấn, hướng đến sự phục hồi tự nhiên mà không cần dùng thuốc trị thoái hóa cột sống hay phẫu thuật, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh là cột sống.

  • Thủ thuật 6 bước làm mềm cơ
  • Thủ Thuật tác động cột sống
  • Cân bằng bằng máy đánh cơ chuyên dụng
  • Đắp cao thảo dược, châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại

Điều trị thoái hóa cột sống bằng PHƯƠNG PHÁP THẤY PAL

   Điều trị thoái hóa cột sống bằng PHƯƠNG PHÁP THẤY PAL kết hợp với sự tư vấn của các bác sỹ bổ sung các loại thực phẩm hổ trợ như glucosamin, sụn khớp, ăn đậu bắp, mồng tơi....

6. Bài tập thể dục thoái hóa cột sống

   Ngoài cách điều trị thoái hóa cột sống độc quyền của thầy Pal, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bài tập thể dục thoái hóa cột sống lưng, bài tập thoái hóa cột sống cổ, và được tư vấn giải thích rõ về nguyên nhân gây bệnh đối với riêng từng bệnh nhân để chữa tận gốc rễ của bệnh thoái hóa cột sống.

   Dưới đây là 7 bài tập thể dục hiệu quả dành cho những bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

   Bài tập 1: Vận động kéo giãn cơ lưng

  • Khởi đầu với tư thế nằm ngửa trên mặt sàn.
  • Tiếp tục duỗi thẳng một chân và nâng từ từ bàn chân lên với phần gót chân hướng xuống sàn.
  • Nhẹ nhàn Co gối chân còn lại rồi hít hơi sâu dùng hai tay kéo sát gối về phía ngực.
  • Sau đó duỗi thẳng chân về lại tư thế ban đầu và đồng thời thở ra nhẹ nhàng.
  • Cuối cùng thực hiện các động tác tương tự với chân còn lại.

   Bài tập 2: Vận động di động cột sống

  • Đầu tiên với tư thế nằm trên sàn với hai tay đan chặt sau gáy.
  • Lưng nằm ấn sát xuống sàn rồi từ từ nhấc mông lên khỏi sàn, đồng thời thở ra nhẹ nhàng.
  • Cong lưng từ từ lên khỏi mặt sàn lúc dó vẫn giữ phần mông sát mặt sàn, vừa kết hợp hít sâu vào.

   Bài tập 3: Vận động nâng đầu gối ngang ngực

  • Khởi đầu với tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, đầu gối từ từ co lại, bàn chân đặt phẳng trên sàn.
  • Lưng áp sát mặt sàn, từ từ kéo cả 2 đầu gối lên ngang ngực, giữ vững tư thế khoảng 5 giây.
  • Thả lỏng Thư giãn và tiếp tục lặp lại động tác 10 lần. (2)

   Bài tập 4: Vận động căng gân kheo

  • Khởi đầu với tư thế ngồi thẳng lưng trên mặt đất, duỗi thẳng 2 chân ra trước mặt, các ngón chân hướng lên trên.
  • Nghiêng người nhẹ nhàng về phía trước, tay chạm tới ngón chân và cảm nhận phần sau của chân được kéo căng.
  • Giữ vững tư thế trong vòng 30 giây, sau đó lặp lại động tác 3 lần.

   Bài tập 5: Giữ thăng bằng

  • Khởi đầu với tư thế chống thẳng hai tay xuống mặt sàn, quỳ gối với 2 đầu gối chụm vào nhau, hướng mũi chân thẳng về sau.
  • Giữ thẳng đầu, lưng và cột sống rồi từ từ đưa tay phải về trước, đồng thời duỗi chân trái ra sau và hít sâu.
  • Sau đó hạ chân và tay xuống để trở về tư thế ban đầu và nhẹ nhàng thở ra.
  • Thực hiện giống với bên còn lại.

   Bài tập 6: Tư thế châu chấu

  • Khởi đầu với tư thế nằm sấp trên mặt sàn, nghiêng mặt sang phải hoặc trái, hai tay đặt dọc theo cơ thể và lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép lại, hít thở đều.
  • Giữ vững chân trái rồi từ từ hít sâu vào, sau đó nâng chân phải lên cao, nín thở.
  • Giữ vững tư thế 5 giây, rồi thở ra từ từ, sau đó hạ chân xuống.
  • Hít sâu thở đều , nằm nghỉ thả lỏng trong 5 giây. Thực hiện các động tác chân tương tự giống với chân còn lại.

   Bài tập 7: Tư thế thằn lằn

  • Bắt đầu với tư thế bò úp mặt, đặt hai tay và gối trên mặt sàn.
  • Hai đầu gối dang rộng bằng hông. Đặt hai tay dang rộng bằng vai, sau đó hít vào và nâng đầu gối lên khỏi mặt sàn.
  • Hạ hông xuống sao cho đầu và mông tạo thành đường thẳng, chống hai khuỷu tay.
  • Đưa từ từ chân phải lên và đặt kế bên khuỷu tay phải, đầu gối gập song song với đùi. Chú ý không để cho đầu gối di chuyển quá mắt cá chân.
  • Chuyển trọng lượng cơ thể dần sang tập trung ở phần hông, tay từ từ hạ xuống nhưng vẫn giữ chân trái và lưng thẳng, giữ sao cho mũi chân bám chặt sàn.
  • Giữ vững tư thế này trong 3 – 5 giây.

   Ngoài ra có thể tham khảo thêm các bài tập ở đây.

7. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện bài tập thoái hóa cột sống

   Nên chọn bài tập phù hợp là điều quan trọng với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Bởi vì khi mắc bệnh, khả năng chịu lực của cột sống đã suy giảm mạnh. Tình trạng này khiến cột sống dễ gặp phải tổn thương khi bị tác động bởi lực quá mạnh. Để an toàn, người bệnh nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tác động lực quá nhiều lên cột sống. Bạn có thể luyện tập một số bài tập như đạp xe tại chỗ, dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, các tư thế yoga căn bản…

   Người bệnh cần tránh những bài tập hoặc bộ môn thể thao yêu cầu nhiều sức lực, di chuyển nhiều. Các bài tập nặng sẽ khiến cho cột sống chịu nhiều áp lực, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn không nên tập những bộ môn như tập tạ, đá bóng, bóng chuyền, điền kinh, quần vợt…

   Để chọn được bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng phù hợp, người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Bạn nên thường xuyên thăm khám, trao đổi với bác sĩ về việc lựa chọn bài tập cũng như lên kế hoạch tập luyện phù hợp.


   Thói quen thông thường của mọi người là hay phớt lờ đi những dấu hiệu bệnh lý nhẹ. Tâm lý những dấu hiệu bệnh lý nhẹ như vậy cứ để vài ngày sẽ tự khỏi bản thân mình vẫn vận động, cuộc sống vẫn bình thường không bị ảnh hưởng gì. Nhưng cũng chính vì điều đó bệnh nhân khi đến với Phương Pháp Thầy Pal đa số bệnh đều đã tiến triển nặng và gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cùng với đó là những huệ lụy khác cũng như thời gian điều trị bệnh cũng sẽ phải dài hơn so với thời điểm mình mới mắc bệnh. Chúng tôi mong rằng mọi người hãy "Lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, yêu thương cơ thể mình nhiều hơn, cùng phòng khám thầy Pal nâng cao chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân mình."

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 09 878 878 91
  • Địa chỉ phòng khám: Số 8 Lô O, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 19h00 | Thứ 7: 8h00 - 18h00