Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng phòng khám thầy pal tìm hiểu về căn bệnh tê bì chân tay khá phổ biết đối với xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng. Hãy cùng Phòng khám Thầy Pal tìm hiểu cặn kẽ và dành cho mình câu trả lời nhé!


1. Cảm giác tê bì là gì?

   Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường như kim châm không liên quan đến kích thích cảm giác. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có cảm thấy đau, liệt ngọn chi,… Tê bì chân tay khi mang thai, tê bì chân tay ở người già là tình trạng rất phổ biến trong cộng đồng.
   Tình trạng có thể là tạm thời hoặc là triệu chứng của bệnh lý khác.

2. Nguyên nhân gây bệnh

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay trái, phải kèm theo đau nhức xương khớp.

   Nguyên nhân phổ biến nhất khiến tay chân bị tê đó là do lười vận động, hoạt động trong cùng một tư thế quá lâu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và do áp lực cuộc sống, ... Ngoài ra, chấn thương cũng có thể gây ra tình trạng tê chân tay trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác nhau như:

   2.1 Thoái hóa cột sống

   - Thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết , thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống hai tay hoặc đau từ thắt lưng xuống hai chân.

   2.2 Thoát vị đĩa đệm

   - Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến, thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống, từ đó dẫn đến tê bì cánh tay cùng hai chân khiến vận động của cơ thể bị hạn chế.

   2.3 Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ

   - Ở những tháng cuối của thai kỳ, người phụ nữ thường bị tê bì chân tay. Nguyên nhân của tình trạng này đó là do thai nhi phát triển gây ra sự chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh. Điều đó khiến máu lưu thông kém hơn và các bộ phận ở xa như chân tay thường sẽ bị tê bì. 

   2.4 Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép

   - Ngoài lý do mang thai còn rất nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Có thể là do nằm, ngồi sai tư thế, lao động nặng nhọc trong thời gian dài hoặc ngồi liên tục khiến cho máu lưu thông kém.

  • Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.
  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ tê bì chân tay.

   2.5 Do chấn thương

   - Dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do ngã, tai nạn, va chạm cũng sẽ khiến tê bì chân tay ...

   2.6 Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

   - Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng do áp lực công việc, cuộc sống kéo dài có thể kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, gây ra hiện tượng ngứa và tê bì.

3. Triệu chứng thường gặp của tê bì tay chân.

- Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi.

- Triệu chứng đầu tiên là đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên, gây mất cảm giác …

- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh.

- Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê thường hay kéo dài khiến tay, chân bị mất cảm giác.

- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay / dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn.

- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ.

- Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.

- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động, người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động cũng như di chuyển.

- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn, khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò.

- Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh có thể xảy ra tùy vào các nguyên nhân như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều trong đái tháo đường, liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh

4. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời.

   - Nhiều người thường có xu hướng coi thường, xem nhẹ, thậm chí bỏ qua việc điều trị tê tay chân, mà không biết rằng điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cuộc sống.

  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, liệt chi…
  • Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các khối u, ung thư chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thường xuyên gây đau nhức, tê buốt khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến chức năng vận động, đi lại, khó khăn trong sinh hoạt và làm việc….

5.Hiện tượng tê bì chân tay có nguy hiểm không?

   - Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu hiện tượng tê bì tay chân lặp lại thường xuyên, kèm với những triệu chứng dưới đây:

+ Chân tay bị tê rát, cảm giác bị châm chích, nóng do các rễ thần kinh đã bị tổn thương mất cảm giác ở các chi.

+ Chân, tay tê buốt, đau nhức, ban đầu thường xuất hiện ở một điểm sau đó, có thể lan sang các vùng khác gây khó khăn cho quá trình vận động.

+ Tay, chân bị chuột rút, bắp tay, bắp chân, căng cơ bị co thắt đột ngột.

+ Tê bì chân tay kèm theo triệu chứng hay quên, đau đầu, chóng mặt, có thể bị khó thở hoặc tê giật. Mất kiểm soát các bộ phận như ruột và bàng quang.

Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân, khi có các biểu hiện trên hay đi khám đừng xem nhẹ, về lâu về dài mọi thứ trở nên phức tạp và khó điều trị hơn. 

   Cách chữa tê bì chân tay hiệu quả từ phác đồ phương pháp thầy Pal điều trị từ gốc bệnh.

   Đến với Phòng khám thầy Pal, người bệnh tê bì chân tay sẽ được khám để xác định chính xác bệnh lý tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của bệnh lý.

Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ thực hiện các bước cơ bản trong điều trị cột sống cổ:

   1) Làm mềm cơ từ vùng cổ tới vùng ngực.

   2) Tách – nhả những điểm cơ co rút trên cổ, bả vai, đoạn gù lưng.

   3) Bẻ ( Phương pháp độc quyền thầy Pal).

   4) Chỉnh các đốt lệch, mở khe các tầng hẹp, bẻ lưng.

        - Kéo khớp tay, khủy tay, khớp vai.

        - Chỉnh lại các khớp có liên quan : C1 , C2 , C3 , C4 , C5 , C6.

Cho bệnh nhân đau cổ tay nằm tư thế ngửa và thực hiện các động tác:

Kéo cổ nhẹ, bẻ cổ.

Cho bệnh  nhân nằm xấp để chỉnh lại đốt C3 (cổ tay).

Đi máy trên vùng điều trị (10 phút).

Châm cứu vùng điều trị (tùy trường hợp nặng nhẹ thực hiện trong 15 phút).

Đắp cao tùy vùng điều trị (15 – 20 phút).

Nằm gối (15 phút đối với đắp cao, 10 phút sau khi châm cứu).


    Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Phòng khám Thầy Pal tự hào là một trong những đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chuyên sâu về trị liệu thần kinh cột sống.

   Do đó, nếu có triệu chứng tê bì chân tay thì bạn có thể đến Phòng khám Thầy Pal để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.  Đội ngũ y bác sĩ phòng khám thầy Pal giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.